Báo chí quốc tế: Trung Quốc đang “gây căng thẳng” ở Biển Đông

HÀ LIÊN |

Báo chí quốc tế có nhiều bài viết bình luận vạch rõ Trung Quốc có những hành động “quấy nhiễu”, “bành trướng trên biển” cũng như ngày càng lấn tới, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), làm ngơ trước phán quyết 3 năm trước của Tòa án Trọng tài Thường trực.

Liên tục cập nhật về tình hình Biển Đông

Căng thẳng ở Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc tái diễn các hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thời gian gần đây nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế, trong đó nhiều hãng thông tấn lớn, uy tín của thế giới và khu vực đều liên tục thông tin.

Ngay ngày 16.8, ngay khi người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu, cập nhật thông tin về việc tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 quay trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hãng thông tấn Reuters đều cập nhật thông tin với những dòng tít thể hiện rõ quan điểm của Việt Nam, trong đó dẫn lời người phát ngôn cho biết: “Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam”.

Cùng với Reuters, tờ South China Morning Post của Hong Kong, VOA tiếng Trung, Euronews… đều đồng loạt đưa tin về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 quay trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngay khi Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cử 2 tàu đến khu vực thăm dò khai thác dầu của Tổng Công ty Dầu khí Ấn Độ (ONGC Videsh), các tờ báo lớn của Ấn Độ như: The Print (ngày 21.8), Times of India (ngày 22.8), The Tribune (ngày 22.8)... đồng loạt đưa tin và cho rằng hành động của Trung Quốc có thể tạo ra tình hình “nguy hiểm” ở khu vực.

Ngoài Ấn Độ, truyền thông Australia và khu vực cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề Biển Đông, nhất là trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Australia Scott Morrison từ ngày 22 - 24.8. Bài viết của một số tờ như The Australian, Australian Financial Review, Courier Mail, South China Morning Post… cho biết, Việt Nam và Australia cùng bày tỏ quan ngại về căng thẳng trên Biển Đông. Một số tờ báo của Australia cho biết, trong các tuyên bố liên quan đến Biển Đông, Thủ tướng Scott Morrison tuy “không nêu đích danh Trung Quốc” nhưng “ngầm chỉ trích” Trung Quốc về những hành động “cưỡng ép” hiện nay. Riêng tờ ABC cho rằng, dù Chính phủ Australia chưa lên án “rõ ràng” những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng ngôn từ đang “dần được củng cố”.

Trong khi đó, tờ báo của Singapore - The Strait Times cho biết, Thủ tướng Australia kêu gọi các quốc gia Châu Á cùng “đứng lên vì độc lập và chủ quyền” trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông.

Tiếp tục bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến tình hình Biển Đông, trong hai ngày liên tiếp 22 và 23.8, truyền thông quốc tế, trong đó có nhiều hãng lớn, uy tín của khu vực và quốc tế như Financial Times, Channel NewsAsia,Washington Times, Bloomberg, Sputnik, Reuters, Bangkok Post, S&P Global, Jiji Press… đồng loạt đưa tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22.8 bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam, sau khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tờ Bloomberg nhận định, “Biển Đông tiếp tục là một nguồn căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ”, ngay cả khi hai nước này đang trong một cuộc chiến thương mại “cay đắng”. Financial Times cho biết, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, cảnh báo hành động “gây nghi ngờ lớn đối với cơ chế giải quyết hoà bình các tranh chấp trên biển của Trung Quốc”.

Khi Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố ngày 27.8 bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc tái diễn các hành động vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; cho rằng các hành động “cưỡng chế”của Trung Quốc sẽ làm gia tăng “hoài nghi thật sự về uy tín của Trung Quốc”, báo chí quốc tế đều đồng loạt đưa tin. Trong đó, có thể kể đến như: Reuters, PhilStar, The Diplomat, Japan Times, Sputnik, RT, The Maritime Executive.

Lên tiếng ngăn chiến thuật “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” của Trung Quốc

Không chỉ có những bài viết thông tin tình hình, báo chí quốc tế còn dành nhiều bài viết bình luận vạch rõ ý đồ của Trung Quốc, bày tỏ sự phản đối Trung Quốc, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng về tình hình hiện nay.

Trang Geopoliticalmonitor.com đăng bài viết của nhà báo độc lập James Borton với tiêu đề “Mỹ ngủ quên, Trung Quốc làm dậy sóng Biển Đông”. Trong bài viết, tác giả nhận định, Trung Quốc đang ngày càng lấn tới, vi phạm UNCLOS, làm ngơ trước phán quyết 3 năm trước của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (La Haye), xây các đảo nhân tạo với “tốc độ điên cuồng”, quân sự hóa quần đảo Trường Sa, “ngang nhiên” ban hành lệnh cấm đánh cá, liên tục hủy hoại sinh thái các rạn san hô. Theo James Borton, trước những hành động “quẫy nhiễu” của Bắc Kinh, Nhà Trắng lại có quan điểm ôn hòa. Ông lo ngại, hồi kết của trò chơi này là Bắc Kinh “hoàn toàn kiểm soát” Biển Đông.

Về tình hình Biển Đông, ngày 19.8, trang Asia Times có bài viết dài cho rằng, Trung Quốc hiện nay đang là nước “bành trướng trên biển”. Các tờ uy tín như National Interest (ngày 20.8), Foreign Policy (ngày 19.8) cho rằng, “những động thái quân sự hóa trên Biển Đông của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm”.

Tờ Deccan Herald của Ấn Độ, ngày 20.8 có bài viết với tiêu đề: “Silence won’t win friend” (Tạm dịch: Im lặng cũng không có thêm bạn) thúc giục Ấn Độ lên tiếng về tình hình hiện nay ở Biển Đông. Nhật báo tiếng Anh của Ấn Độ cho rằng, nếu không lên tiếng, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục chiến thuật “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”, và những tuyên bố về một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do sẽ chỉ “đơn thuần là một tuyên bố”.

Ngày 22.8, tờ Economic Times của Ấn Độ có bài viết cho rằng, việc Trung Quốc thăm dò dầu khí ở khu vực nằm trong đường 9 đoạn (mà Trung Quốc “tự vẽ” - BT) nhằm tạo ra tranh chấp mới tại khu vực vốn không có tranh chấp.

Economic Times cũng cho rằng, Việt Nam cần phải xử lý căng thẳng “một cách cẩn trọng” và chỉ ra một số hướng cho Việt Nam. Những hướng đi được cây viết Sonu Trivedi đề cập như: Mở một cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cân nhắc sử dụng các hành động pháp lý, kêu gọi ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Cùng ngày, bài viết trên trang Time of India cho rằng, Trung Quốc với “tư tưởng cường quốc” đang coi Biển Đông như một“cái ao”của mình. Bài báo cũng chỉ ra lợi ích của Ấn Độ cũng tồn tại ở Biển Đông khi “khoảng 55% thương mại của Ấn Độ đi qua Biển Đông”.

HÀ LIÊN
TIN LIÊN QUAN

Anh, Pháp, Đức đồng loạt bày tỏ quan ngại về căng thẳng Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 29.8, Anh, Pháp và Đức ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông có thể dẫn đến mất an ninh và bất ổn trong khu vực.

EU ra tuyên bố chỉ trích những hành động đơn phương ở Biển Đông

Song Minh |

Ngày 28.8, người phát ngôn của Cao ủy phụ trách đối ngoại và an ninh của Liên minh Châu Âu (EU) ra tuyên bố chỉ trích những hành động đơn phương ở Biển Đông gần đây.

Truyền thông quốc tế dành sự quan tâm đặc biệt đến căng thẳng ở Biển Đông

Thanh Hà |

Nhiều hãng lớn, uy tín thế giới và khu vực gần đây liên tục đưa tin việc Trung Quốc tái diễn các hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời có những bài bình luận bày tỏ sự phản đối Trung Quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng về tình hình hiện nay.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Anh, Pháp, Đức đồng loạt bày tỏ quan ngại về căng thẳng Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 29.8, Anh, Pháp và Đức ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông có thể dẫn đến mất an ninh và bất ổn trong khu vực.

EU ra tuyên bố chỉ trích những hành động đơn phương ở Biển Đông

Song Minh |

Ngày 28.8, người phát ngôn của Cao ủy phụ trách đối ngoại và an ninh của Liên minh Châu Âu (EU) ra tuyên bố chỉ trích những hành động đơn phương ở Biển Đông gần đây.

Truyền thông quốc tế dành sự quan tâm đặc biệt đến căng thẳng ở Biển Đông

Thanh Hà |

Nhiều hãng lớn, uy tín thế giới và khu vực gần đây liên tục đưa tin việc Trung Quốc tái diễn các hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời có những bài bình luận bày tỏ sự phản đối Trung Quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng về tình hình hiện nay.