Báo chí quốc tế: Triển vọng tích cực về tốc độ phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2021

Hải Anh |

Tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được đánh giá cao, hiện dẫn đầu 4 nền kinh tế mới nổi trong ASEAN, với xuất khẩu và sản xuất đã vượt mức trước đại dịch.

Đang dẫn đầu với xuất khẩu

Ngày 19.5, tờ Business Times của Singapore dẫn báo cáo của ngân hàng Maybank Kim Eng nhận định, Việt Nam (dường như) đang dẫn đầu tăng trưởng kinh tế trở lại trong số 4 nền kinh tế mới nổi ở ASEAN được gọi chung là CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam).

Theo báo cáo, sự phục hồi trong khối diễn ra không đồng đều trong đó Việt Nam đang dẫn đầu với xuất khẩu và sản xuất đã "vượt xa" mức trước đại dịch.

Báo cáo chỉ ra, Việt Nam được đánh giá đã ngăn chặn thành công suy thoái trong năm 2020 với mức tăng trưởng kinh tế dương, với xuất khẩu cả năm tăng 6,9%. Xuất khẩu của Việt Nam tăng 29,6% trong 4 tháng đầu năm 2021, với các mặt hàng máy móc, máy tính và điện tử tăng mạnh.

Theo Maybank, việc tạo doanh thu và bán lẻ của Việt Nam cũng đang phục hồi về mức trước COVID-19 dù đợt lây nhiễm mới gần đây đang hạn chế khả năng di chuyển của người dân xuống khoảng 20% dưới mức cơ bản. Dù vậy, đơn vị này vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 của Việt Nam ở mức 6,5%. Báo cáo cũng cho biết, Việt Nam cũng như Campuchia và Lào đang dần thu lợi về xuất khẩu và sản xuất trong năm 2021, khi nhu cầu toàn cầu tăng lên.

Trong bài viết mới nhất về Việt Nam, báo Nhật Bản Nikkei nhận định, cho đến nay, Việt Nam tương đối không bị tác động bởi đại dịch, nhờ các biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Nhưng hiện giới chức cảnh giác cao độ khi các ca liên quan đến các biến thể mới đang gia tăng. Ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế tại Hà Nội chia sẻ với tờ báo Nhật Bản rằng, việc kiểm soát sự bùng phát COVID-19 là ưu tiên hàng đầu của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và mọi người dân, vì nếu dịch bệnh lan rộng sẽ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế và con người, và làm mất lòng tin của công chúng.

Nhiều lĩnh vực tiềm năng

Hồi tháng 4, trang Vietnam Briefing từng nhận định, Việt Nam đã củng cố vị thế là một điểm đến đầu tư an toàn và ổn định trên cơ sở những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của đất nước, trong đó có vị trí chiến lược, hệ thống chính trị ổn định, lực lượng lao động dồi dào và môi trường tương đối thông thoáng cho FDI. Chìa khóa để đạt được thành tích ấn tượng đó là các chiến lược hiệu quả của chính phủ trong chống đại dịch.

Hơn nữa, với tầm nhìn vững chắc cho tương lai, Việt Nam cũng đã tạo ra một nền tảng cụ thể để phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm 2021, với việc sửa đổi một loạt các luật quan trọng giúp cải thiện môi trường kinh doanh, cùng với đó là mạng lưới thương mại tự do với Vương quốc Anh, EU và các quốc gia RCEP. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo Việt Nam tăng trưởng trở lại lên 6,7% và vẫn là nền kinh tế duy nhất tăng trưởng dương trong 5 nền kinh tế lớn ở ASEAN năm 2021.

Thời gian gần đây, truyền thông khu vực và quốc tế cũng đề cập tới một số lĩnh vực có khả năng phát triển ở Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Cơ khí Ấn Độ (EEPC) Mahesh Desai cho biết, các doanh nghiệp nước này có thể tìm cách khai thác thị trường thiết bị y tế đang phát triển của Việt Nam. Times of India lưu ý, Việt Nam đáp ứng gần 90% nhu cầu thiết bị y tế thông qua nhập khẩu, với khoảng 55% tổng lượng nhập khẩu từ Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc và Singapore. Thị trường nội địa của Việt Nam có khoảng 50 nhà sản xuất đóng góp chưa đến 10% thị phần.

“Việt Nam xuất hiện trong số các thị trường hàng đầu về xuất khẩu thiết bị y tế của Ấn Độ và cũng đóng vai trò là bàn đạp tới các nước ASEAN. Nhiều nhà sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm của Ấn Độ đã gia nhập và đầu tư vào thị trường Việt Nam, đây là một dấu hiệu rất tích cực”, ông Desai nêu trong bài phát biểu lại cuộc gặp gỡ Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực thiết bị y tế.

Madan Mohan Sethi - Tổng lãnh sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh - cho biết, ngành thiết bị y tế của Việt Nam là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất với đầu tư nước ngoài do sự phát triển kinh tế của đất nước và nhu cầu về thiết bị và chăm sóc y tế đầy đủ. “Có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác trong lĩnh vực này . Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tạo cơ hội cho cả hai bên cùng chung tay và thiết lập các chuỗi cung ứng toàn cầu thay thế cho các sản phẩm khác nhau đã bị đại dịch làm gián đoạn" - ông Sethi nói.

Trong bài viết về năng lượng tái tạo tăng gần 50% trong năm 2020 đăng ngày 20.5.2021, cây viết Niall McCarthy của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) chỉ ra, Việt Nam là một trong các nhân tố đóng góp cho sự tăng trưởng này. Cụ thể, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, 278 gigawatt năng lượng tái tạo đã được bổ sung vào năm ngoái. Đây là mức tăng 45% so với năm trước đó và là mức tăng lớn nhất theo từng năm trong hơn 20 năm kể từ 1999, theo báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Mức tăng trưởng này thậm chí còn ấn tượng hơn do xảy ra trong bối cảnh có những thách thức về chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra và việc trì hoãn trong xây dựng. Mức bổ sung công suất năng lượng tái tạo vượt trội dự kiến ​​được duy trì với 270 GW dự báo sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021 trong khi con số dự báo của năm 2022 là 280 GW. Sự bùng nổ về năng lượng tái tạo này được IEA nhận định là xuất phát từ các quyết định chính sách ở Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Đà Nẵng: Vừa phòng dịch COVID-19 vừa khôi phục tăng trưởng kinh tế

Hữu Long |

Tại kỳ họp thứ 17, HĐND khóa IX diễn ra vào sáng 12.4, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, trọng tâm là kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Các CEO toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021

Song Minh |

Một năm trôi qua kể từ thời điểm COVID-19 được tuyên bố là đại dịch, các CEO toàn cầu đang bày tỏ mức độ lạc quan kỷ lục về phục hồi kinh tế toàn cầu.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Đà Nẵng: Vừa phòng dịch COVID-19 vừa khôi phục tăng trưởng kinh tế

Hữu Long |

Tại kỳ họp thứ 17, HĐND khóa IX diễn ra vào sáng 12.4, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đánh giá, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, trọng tâm là kiểm soát dịch bệnh, khôi phục tăng trưởng kinh tế.

Các CEO toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021

Song Minh |

Một năm trôi qua kể từ thời điểm COVID-19 được tuyên bố là đại dịch, các CEO toàn cầu đang bày tỏ mức độ lạc quan kỷ lục về phục hồi kinh tế toàn cầu.