Báo Anh: Kim tự tháp 4 tầng giúp Việt Nam khống chế COVID-19

Ngọc Vân |

Mô hình kim tự tháp 4 tầng về nhận dạng và cách ly đã giúp Việt Nam khống chế COVID-19, tờ Byline Times của Anh cho hay.

Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn sự bùng phát của COVID-19 bằng một tầm nhìn xa và sớm để đánh mạnh và tấn công sớm chống lại đại dịch - tờ báo viết.

Vào ngày 28.1, khi nước này chỉ ghi nhận hai trường hợp, chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng họ đang lên kế hoạch triển khai các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của virus từ trứng nước.

Để so sánh, vào ngày 31.1, Vương quốc Anh đã báo cáo ca mắc COVID-19 đầu tiên, song Chính phủ Anh phải mất 7 tuần để cuối cùng mới đóng cửa đất nước - tờ Byline Times cho hay.

Chính phủ Việt Nam vẫn còn ghi nhớ những bài học về lịch sử đại dịch của chính mình. Việt Nam tập trung vào xét nghiệm hàng loạt và truy tìm dấu vết tiếp xúc - một chiến thuật mà nước này đã sử dụng để chiến đấu với SARS 17 năm trước. Chỉ khác là lần này ở quy mô lớn hơn nhiều.

Việt Nam áp đặt các hạn chế ngay lập tức, ngay cả trước khi các khuyến nghị giãn cách xã hội của WHO được công khai. Chính phủ Việt Nam cấm các chuyến bay quốc tế và bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang. Tính đến ngày 1.5, Việt Nam đã xét nghiệm cho 275.000 người và cách ly hàng chục nghìn người.

Phương pháp xét nghiệm và truy vết của Việt Nam dựa trên sơ đồ kim tự tháp 4 tầng về nhận dạng và cách ly

Tầng 1: Xác nhận bệnh nhân COVID-19, cách ly những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và điều trị tại bệnh viện.

Tầng 2: Cách ly những người tiếp xúc gần với những người ở tầng 1.

Tầng 3: Tự cách ly tại nhà những người tiếp xúc gần với những người thuộc tầng 2.

Tầng 4: Phong toả khu phố, làng xã, thị trấn nơi có bất kỳ trường hợp bệnh nhân dương tính nào được báo cáo.

Theo các cấp độ theo dõi khổng lồ này, Việt Nam hiện đã xét nghiệm gần 800 người cho mỗi ca nhiễm mới - tỷ lệ cao nhất thế giới. Việt Nam cũng đã có thể tự sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm

Chính sách ngăn chặn virus trước khi nó lây lan thậm chí còn quyết liệt hơn. Việt Nam bắt buộc công khai lịch sử đi lại của mỗi bệnh nhân mới trên phương tiện truyền thông xã hội và trên báo chí địa phương để xác định danh tính những người đã tiếp xúc gần.

Việt Nam cũng phát triển một ứng dụng để người dân có thể thông báo cho chính quyền địa phương về các trường hợp nghi nhiễm ở khu vực của họ.

Tất cả khách du lịch vào Việt Nam phải khai báo y tế bắt buộc, ai khai báo sai bị phạt hình sự. Việt Nam cũng huy động quân đội để phối hợp cung cấp vật tư, thuốc men, thực phẩm, vận chuyển và bố trí chỗ ở cho những người bị cách ly.

Với sự siêng năng được xây dựng từ hàng thập kỷ kinh nghiệm đối phó với đại dịch và dịch bệnh, Việt Nam biết biện pháp nào hiệu quả và biện pháp nào không có tác dụng. Giống như tất cả các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và kiểm soát bệnh tật, tầm nhìn xa là vũ khí hiệu quả hơn nhiều so với nhận thức muộn màng. Với COVID-19, Việt Nam đã tập trung vào tầm nhìn xa - tờ Byline Times kết luận.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản cung cấp gói viện trợ thứ 2 giúp Việt Nam chống COVID-19

Ngọc Vân |

Chiều ngày 4.5, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo.

Báo quốc tế: Việt Nam đang bắt đầu phục hồi kinh tế

Ngọc Vân |

Việt Nam đã làm phẳng đường cong COVID-19 bằng các biện pháp quyết liệt và sau một số thành công ban đầu, giờ đây nước này bắt đầu mở cửa kinh tế trở lại - tờ Bloomberg viết.

Bạn bè nước ngoài cảm ơn Việt Nam bảo vệ cộng đồng trước COVID-19

Ngọc Vân |

77 tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi thư cảm ơn, và ủng hộ Việt Nam sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn để chăm lo, bảo vệ người dân trước đại dịch COVID-19.

Quản lý cồn công nghiệp tại Việt Nam quá lỏng lẻo

Thùy Linh |

Tình trạng ngộ độc, nhiễm độc methanol liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây chính là một hồi chuông cảnh báo, đã đến lúc cơ quan chức năng cần siết chặt khâu quản lý loại hóa chất cồn công nghiệp độc hại này.

Hà Nội: Taxi, xe ôm bủa vây, chèo kéo khách tại các cổng bệnh viện lớn

Thu Hiền - Hoa Lệ |

Tình trạng taxi, xe ôm che kín lối đi ra vào cổng bệnh viện khiến người dân muốn ra vào bệnh viện phải tìm cách lách qua taxi, không chỉ gây ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng tới việc khám, cấp cứu cho bệnh nhân.

Va chạm tiêm kích Su-27 của Nga, UAV của Mỹ rơi ở Biển Đen

Thanh Hà |

Tiêm kích Su-27 của Nga đã va chạm với một máy bay không người lái (UAV) của quân đội Mỹ ở Biển Đen ngày 14.3.

Trái cây ĐBSCL: Kêu gọi giải cứu cam sành, chôm chôm lại tăng giá kỷ lục

Hoàng Lộc |

Hai loại trái cây có giá bán trái ngược nhau ở Vĩnh Long, cam sành bán với giá thấp nhất từ trước tới nay cần phải “giải cứu”, còn chôm chôm tăng giá kỷ lục ở mùa nghịch.

SVB sụp đổ và hệ lụy sang bất động sản thương mại

Quý An (theo Bloomberg) |

Nếu câu chuyện tại Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank – SVB) càng đẩy nhanh đến suy thoái kinh tế, thì sớm muộn cũng sẽ có nhiều tài sản vỡ nợ.

Nhật Bản cung cấp gói viện trợ thứ 2 giúp Việt Nam chống COVID-19

Ngọc Vân |

Chiều ngày 4.5, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo.

Báo quốc tế: Việt Nam đang bắt đầu phục hồi kinh tế

Ngọc Vân |

Việt Nam đã làm phẳng đường cong COVID-19 bằng các biện pháp quyết liệt và sau một số thành công ban đầu, giờ đây nước này bắt đầu mở cửa kinh tế trở lại - tờ Bloomberg viết.

Bạn bè nước ngoài cảm ơn Việt Nam bảo vệ cộng đồng trước COVID-19

Ngọc Vân |

77 tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi thư cảm ơn, và ủng hộ Việt Nam sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế ngắn hạn để chăm lo, bảo vệ người dân trước đại dịch COVID-19.