Bằng chứng khảo cổ hữu hình xác nhận Trung Quốc có 5.000 năm lịch sử

Thanh Hà |

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi, di chỉ khảo cổ Lương Chử là bằng chứng hữu hình cho nền văn minh 5.000 năm của Trung Quốc.

"Di tích Lương Chử là bằng chứng cụ thể về lịch sử văn minh 5.000 năm của Trung Quốc, là kho báu của nền văn minh thế giới", Tân Hoa Xã dẫn thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi tới Diễn đàn Lương Chử tổ chức tại Hàng Châu gần đây.

Di chỉ khảo cổ Lương Chử 5.300 năm tuổi, ở ngoại ô Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, có niên đại sớm hơn 1.000 năm so với triều đại nhà Thương - vốn tồn tại từ năm 1500 trước Công nguyên.

Di chỉ khảo cổ Lương Chử cũng là di tích đầu tiên xuất hiện trong sử liệu thành văn.

Từ lâu, có ý kiến cho rằng, nền văn minh của Trung Quốc bắt đầu từ vùng sông Hoàng Hà. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đang phát hiện ra những bằng chứng cho thấy những câu chuyện phức tạp hơn.

Ví dụ, di chỉ Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên, phía tây nam đất nước, đã được phát hiện có những cổ vật bằng đồng, bằng vàng cỡ lớn, tinh xảo. Những tàn tích này được cho là thuộc về Vương quốc Thục bí ẩn cách đây 4.500 năm. Trong khi đó, thành Lương Chử còn lâu đời và lớn hơn cả di chỉ Tam Tinh Đôi.

Di chỉ khảo cổ Lương Chử được phát hiện năm 1936. Tuy nhiên, chỉ tới những năm gần đây, quy mô và sự phức tạp của đô thị cổ và cư dân ở đây mới được tiết lộ.

Thành phố Lương Chử ở đồng bằng sông Dương Tử đã tồn tại gần 1.000 năm và là một trong những nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới tiên tiến nhất về vật chất và công nghệ trên thế giới.

Hệ thống quản lý nước phức tạp của Lương Chử được khai quật năm 2015, là bằng chứng về nền văn minh đô thị sơ khai, với lúa gạo là trung tâm cho nền tảng kinh tế của thành phố. Đây cũng là bằng chứng lâu đời nhất về các công trình thủy lợi lớn ở Trung Quốc.

Cổ vật phát hiện tại di chỉ khảo cổ Lương Chử, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Cổ vật phát hiện tại di chỉ khảo cổ Lương Chử, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Trong diễn biến khác, ngày 29.11.2023, Cục Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc đã công bố những khám phá khảo cổ mới tại di chỉ Lương Chử và hệ thống thủy lợi của thành phố.

Những phát hiện này cung cấp hiểu biết sơ bộ về 3 giai đoạn phát triển của Lương Chử, bắt đầu từ các khu định cư rải rác đến xây dựng hệ thống thủy lợi và cuối cùng là xây dựng thành phố cổ Lương Chử.

Từ năm 2020, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật các địa điểm ở phía nam thành cổ Lương Chử, bao gồm Beicun, Fenghuangshan và Nanwangmiao. Những địa điểm này có niên đại khoảng 5.000 đến 5.500 năm trước, tất cả đều trước thời điểm xây dựng thành phố cổ Lương Chử. Công nhân xây dựng thành phố cổ Lương Chử có thể đã sống tại những địa điểm này.

Tại di chỉ Phượng Hoàng Sơn, các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy 30 mộ cổ và 47 hố tro. Đáng chú ý, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một mộ cổ có nhiều cổ vật tùy táng phong phú, bao gồm cả ngọc bích, tại di chỉ Beicun. Mộ cổ này được cho là thuộc về một phụ nữ có địa vị xã hội tương đối cao.

Trước đây, các nhà nghiên cứu trước đây từng tìm thấy hệ thống trữ nước quy mô lớn lâu đời nhất ở Trung Quốc tại phía tây bắc thành cổ Lương Chử.

Trong cuộc khai quật gần đây quanh di chỉ Lương Chử, các nhà nghiên cứu phát hiện gần 20 con đập cổ. Trong số đó, có 7 con đập có thể có niên đại khoảng 5.000 năm trước và là một phần của hệ thống thủy lợi địa phương.

Fang Xiangming - người đứng đầu Viện di tích văn hóa và khảo cổ học tỉnh Chiết Giang - cho biết, những phát hiện này cũng giúp cho thấy tầm quan trọng của văn hóa Lương Chử với nguồn gốc của nền văn minh thời đại đồ đá mới ở Trung Quốc.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dấu tích ở Vạn Lý Trường Thành hé lộ chân thực cuộc sống của binh sĩ xưa

Thanh Hà |

Tại đoạn Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc, các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích của bàn cờ, nồi và ngũ cốc cùng các vật dụng sinh hoạt khác, làm sáng tỏ cuộc sống hàng ngày của binh sĩ Trung Quốc cổ đại.

Phát hiện hàng chục mộ cổ 4.500 năm ở phía đông Trung Quốc

Thanh Hà |

40 mộ cổ, một số tòa nhà kiểu nhà sàn và giếng nước có niên đại khoảng 4.500 năm đến 5.500 năm trước đã được tìm thấy ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc.

Lý do giới khảo cổ kinh hãi không dám mở lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Thanh Hà |

Lăng mộ 2.200 năm của Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc - khiến các nhà khảo cổ kinh hãi không dám mở vì có chứa bẫy treo.

Hãng Phim truyện Việt Nam đóng cửa, trụ sở bỏ hoang, nghệ sĩ chạy Grab kiếm sống

Minh Hạnh |

Thành lập từ năm 1953, Hãng Phim truyện Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng. Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hóa đến nay, người lao động không có việc làm, trụ sở đổ nát, nhiều tài sản nghệ thuật vô giá không được bảo quản.

Tuyến đường gần 6.000 tỉ đồng ở Nam Định thành hình sau gần 1 năm thi công

Lương Hà |

Nam Định - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển có tổng chiều dài tuyến khoảng 24,7km, đang thành hình sau gần 1 năm thi công.

Những ông chủ đứng sau toà cao ốc nghìn tỉ đắp chiếu suốt 5 năm

Nhóm Phóng viên |

Chủ đầu tư của toà cao ốc nghìn tỉ ở Hà Nội thi công trở lại sau 5 năm "đắp chiếu" là liên danh nhà đầu tư gồm Công ty TNHH Một thành viên cơ khí Quang Trung, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư và thương mại Thăng Long và Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Đông Thịnh Phát.

Hà Nội chỉ đạo kiểm tra dấu hiệu đánh bạc trá hình dưới hình thức poker

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn giao Công an TP Hà Nội chủ trì kiểm tra vụ việc liên quan đến việc tổ chức giải Bridge và Poker tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia có dấu hiệu đánh bạc trá hình, xử lý nghiêm hành vi vi phạm (nếu có).

Người lao động ngoài khu vực Nhà nước mong được nghỉ Tết Dương 3 ngày

NHẬT MAI - NGUYỄN ĐÀO |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân cho người lao động nghỉ Tết Dương lịch 2024 theo lịch chung kéo dài 3 ngày. Khuyến nghị này đang được nhiều người lao động quan tâm, hưởng ứng.

Dấu tích ở Vạn Lý Trường Thành hé lộ chân thực cuộc sống của binh sĩ xưa

Thanh Hà |

Tại đoạn Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc, các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích của bàn cờ, nồi và ngũ cốc cùng các vật dụng sinh hoạt khác, làm sáng tỏ cuộc sống hàng ngày của binh sĩ Trung Quốc cổ đại.

Phát hiện hàng chục mộ cổ 4.500 năm ở phía đông Trung Quốc

Thanh Hà |

40 mộ cổ, một số tòa nhà kiểu nhà sàn và giếng nước có niên đại khoảng 4.500 năm đến 5.500 năm trước đã được tìm thấy ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc.

Lý do giới khảo cổ kinh hãi không dám mở lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Thanh Hà |

Lăng mộ 2.200 năm của Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc - khiến các nhà khảo cổ kinh hãi không dám mở vì có chứa bẫy treo.