Anh, Pháp, Đức gửi công hàm thể hiện quan điểm về Biển Đông lên LHQ

Song Minh |

Ngày 16.9, Anh, Pháp, Đức cùng gửi công hàm riêng nhưng thể hiện quan điểm chung về Biển Đông lên Liên Hợp Quốc.

Công hàm ngày 16.9 của Phái đoàn thường trực Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Liên Hợp Quốc, Phái đoàn thường trực Cộng hoà Liên bang Đức tại Liên Hợp Quốc và Phái đoàn thường trực Cộng hoà Pháp tại Liên Hợp Quốc bày tỏ lập trường liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12.12.2019; số CML/11/2020 ngày 23.3.2020; số CML/42/2020 ngày 17.4.2020; số CML/46/2020 ngày 2.6.2020; số CML/48/2020 ngày 18.6.2020; số CML/54/2020 ngày 29.7.2020, và số CML/56/2020 ngày 7.8.2020, cũng như phụ lục thư đề ngày 9.6.2020 của Phái đoàn thường trực Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc nhằm phản hồi đệ trình HA/59/19 ngày 12.12.2019 của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.

Công hàm của Phái đoàn thường trực Anh. Ảnh: UN
Công hàm của Phái đoàn thường trực Anh. Ảnh: UN
Công hàm của Phái đoàn thường trực Vương quốc Anh và Bắc Ireland thể hiện quan điểm về Biển Đông. Ảnh: UN

Công hàm gửi Liên Hợp Quốc của Anh, Pháp, Đức nhắc lại tính bao quát và thống nhất của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) trong việc thiết lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động trên các biển và đại dương, nhấn mạnh rằng, tính toàn vẹn của Công ước cần phải được duy trì, như đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tái khẳng định trong nghị quyết hàng năm về đại dương và luật biển.

Công hàm nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do không bị cản trở trên biển như đã nêu rõ trong UNCLOS, bao gồm tự do hàng hải, hàng không và qua lại vô hại, trong đó có Biển Đông.

Công hàm của Anh, Pháp, Đức, nhấn mạnh các điều kiện cụ thể và đầy đủ về việc áp dụng đường cơ sở thẳng, đường cơ sở quần đảo được nêu rõ tại Phần II và Phần IV của UNCLOS. Do đó, không hề có cơ sở pháp lý nào để các quốc gia có thể coi các thực thể trên biển hoặc quần đảo là một thể thống nhất mà không dựa vào các điều khoản liên quan tại Phần II của UNCLOS hoặc sử dụng các điều khoản tại Phần IV chỉ áp dụng với các quốc gia quần đảo.

Anh, Pháp, Đức nhấn mạnh rằng, các “quyền lịch sử" ở Biển Đông không tuân theo luật pháp quốc tế, UNCLOS, và nhắc lại rằng Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12.7.2016 đã chứng minh điều này.

Công hàm nêu rõ, các tranh chấp tại Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của UNCLOS.

Anh, Pháp, Đức khẳng định giữ lập trường trung lập đối với các tranh chấp tại Biển Đông, và công hàm này thể hiện lập trường pháp lý từ lâu của Anh, Pháp, Đức.

Với tư cách là các quốc gia thành viên của UNCLOS, Anh, Pháp, Đức sẽ tiếp tục thực thi các quyền tự do và quyền khác của mình theo UNCLOS và đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác tại khu vực như đã ghi rõ tại Công ước.

Phái đoàn thường trực Anh, Pháp, Đức tại Liên Hợp Quốc đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu hành công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, cũng như tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Australia gửi công hàm lên LHQ bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông

Thanh Hà |

Australia gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc bác mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và phán quyết của tòa trọng tài năm 2016.

Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngọc Vân |

Ngày 1.6, Phái đoàn thường trực của Mỹ tại Liên Hợp Quốc gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc.

Việt Nam nói về công hàm phản đối Trung Quốc về Biển Đông tại Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Việc Việt Nam lưu hành công hàm phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông tại Liên Hợp Quốc là một việc làm bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Australia gửi công hàm lên LHQ bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông

Thanh Hà |

Australia gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc bác mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và phán quyết của tòa trọng tài năm 2016.

Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngọc Vân |

Ngày 1.6, Phái đoàn thường trực của Mỹ tại Liên Hợp Quốc gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc.

Việt Nam nói về công hàm phản đối Trung Quốc về Biển Đông tại Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Việc Việt Nam lưu hành công hàm phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông tại Liên Hợp Quốc là một việc làm bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.