Anh đề xuất 2 cách giúp giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Vân Anh |

Đại sứ Anh Gareth Ward đề xuất 2 cách giúp giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu tại Việt Nam là tài chính xanh và năng lượng tái tạo.

Trong bài viết nhân Tuần lễ Vương quốc Anh xanh từ ngày 15-19.10.2018, Đại sứ Ward cho rằng, Việt Nam cần được biểu dương vì đã phê chuẩn Thoả thuận Paris, xây dựng Chiến lược Tăng trưởng Xanh và cam kết tăng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Trong khi đó, chi phí sản xuất năng lượng tái tạo đang giảm và Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời, gió và biomass.

Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế IREA dự báo đến năm 2020, năng lượng tái tạo sẽ có thể cạnh tranh được với các loại nhiên liệu hoá thạch hoặc thậm chí sẽ rẻ hơn năng lượng hoá thạch trên toàn cầu.

"Chúng tôi khuyến khích các quốc gia như Việt Nam, các quốc gia đang đầu tư vào các nhà máy điện than về lâu dài, nên cân nhắc lại việc phát triển năng lượng tái tạo" - Đại sứ Ward viết.

Với sự hỗ trợ của Anh, Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống kiểm kê khí nhà kính vừa được xây dựng và sử dụng công cụ 2050 Calculator trong công tác rà soát cam kết giảm phát thải trong lĩnh vực năng lượng.

"Chúng tôi vui mừng chuẩn bị khởi động một chương trình mới cho khu vực Đông Nam Á vào năm 2019, tập trung vào mảng tiết kiệm năng lượng, tài chính xanh và tạo đòn bẩy thúc đẩy đầu tư của khối tư nhân vào các dự án hạ tầng bền vững trong lĩnh vực năng lượng và giao thông của Việt Nam" - Đại sứ nhấn mạnh.

Một quy hoạch điện với cơ chế khuyến khích, tạo động lực sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ giúp Việt Nam hướng đến tăng trưởng sạch. Đó là một quy hoạch điện có tính đến cải cách ngành điện, thay đổi cơ chế giá, giảm dần trợ giá nhiên liệu hoá thạch, động viên khối tư nhân đầu tư tài chính nhiều hơn và mở ra thị trường năng lượng cạnh tranh và minh bạch.

Tuần trước, Chủ tịch Uỷ ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) Hoesung Lee khi đến Việt Nam đã trình bày Báo cáo đặc biệt về Hiện tượng trái đất nóng lên 1,5 độ C.

Ông cũng giải thích biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào đến con người, sinh thái, và sinh kế trên toàn cầu, kể cả tại Việt Nam.

Theo kịch bản phát thải cao của IPCC, dự kiến là vào cuối thế kỷ này, trong tình huống xấu nhất, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam sẽ lên đến 3,7 độ C và mực nước biển sẽ dâng đến 95cm. Điều này có nghĩa là khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ có nguy cơ mất nhà cửa và 45% đất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm trong biển nước.

Từ lâu, Anh đã đồng tình với các luận điểm về biến đổi khí hậu nhằm có những chính sách mạnh mẽ trong liên quan đến lĩnh vực này. Đạo Luật Biến đổi Khí hậu của Anh, cơ sở của mục tiêu giảm phát thải mang tính ràng buộc pháp lý đầu tiên trên thế giới, đến nay đã có hiệu lực được 10 năm.

Anh đang đầu tư hơn 2,5 tỷ Bảng Anh vào đổi mới sáng tạo liên quan đến các-bon thấp; đây là phần ngân sách tăng nhiều nhất dành cho khoa học, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong hơn ba thập kỷ qua. Điều này giúp Anh đứng đầu thế giới về công nghệ điện gió, thu hồi các-bon, lưới điện thông minh và pin nhiên liệu hydro.

Cho đến năm 2030, nền kinh tế các-bon thấp của Anh dự kiến sẽ tăng trưởng đến 11%/năm, cao gấp 4 lần so với mức tăng trưởng của các nhóm ngành khác của nền kinh tế.

Trong tuần này, từ ngày 15-19.10, Anh lần đầu tiên tổ chức chiến dịch “Tuần lễ Vương quốc Anh Xanh” nhằm nâng cao nhận thức về tính cấp bách của biến đổi khí hậu - một thách thức trên toàn thế giới.

Vân Anh
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc Hội nghị ASEM cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu

TRẦN LƯU - TRẦN TUẤN |

Hôm nay (19.6), tại Cần Thơ diễn ra Hội nghị ASEM về cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững - định hướng tương lai.

Hà Lan muốn hợp tác với Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

H.Liên |

Sáng 27.3, tại La Hay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Hà Lan Ankie Broekers-Knol.

Biến đổi khí hậu đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

Minh Quân |

Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Khai mạc Hội nghị ASEM cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu

TRẦN LƯU - TRẦN TUẤN |

Hôm nay (19.6), tại Cần Thơ diễn ra Hội nghị ASEM về cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững - định hướng tương lai.

Hà Lan muốn hợp tác với Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

H.Liên |

Sáng 27.3, tại La Hay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Hà Lan Ankie Broekers-Knol.

Biến đổi khí hậu đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

Minh Quân |

Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân.