Ấn Độ tuyên bố không kiện Gazprom Nga

Ngọc Vân |

Rắc rối giữa tập đoàn dầu khí Gazprom Nga và tập đoàn dầu khí Ấn Độ GAIL đang được giải quyết song phương ở cấp cao nhất.

Việc Gazprom không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho tập đoàn GAIL đang được giải quyết song phương ở cấp cao nhất của chính phủ Ấn Độ - tờ Mint dẫn lời hai quan chức chính phủ Ấn Độ cho hay.

Theo hai quan chức này, Ấn Độ không theo đuổi phân xử trọng tài với Gazprom cũng như không chấp nhận phạt từ phía tập đoàn Nga. Thay vào đó, các nỗ lực song phương đang được tiến hành để giải quyết vấn đề phát sinh.

Công ty con trước đây của Gazprom - Gazprom Marketing and Trading Singapore (GMTS) - đã ký thỏa thuận với GAIL để cung cấp 2,5 triệu tấn LNG mỗi năm trong 20 năm, bắt đầu từ năm 2018-2019.

LNG của Nga bắt đầu được chuyển tới Ấn Độ từ tháng 6.2018, nhưng nguồn cung đã bị đình trệ kể từ tháng 5 năm nay, sau khi xung đột Ukraina bùng phát.

“Vấn đề này đang được giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao và sẽ được giải quyết bởi vì rốt cục Nga phải bán khí đốt. Không chỉ về lợi ích thương mại, Ấn Độ là một trong những quốc gia đứng về phía Nga trong cuộc xung đột Ukraina. Chúng tôi không bỏ phiếu chống lại Nga trong bất kỳ diễn đàn nào. Khi chính phủ Ấn Độ bày tỏ quan điểm thì sẽ nhìn sự việc từ lăng kính bao quát” - một trong hai quan chức cho hay.

Rắc rối nảy sinh sau khi GMTS bị đặt dưới quyền quản lý của công ty con của Gazprom ở Đức là Gazprom Germania - với việc Gazprom từ bỏ quyền sở hữu mà không có lời giải thích vào tháng 4 và áp đặt trừng phạt. Cùng thời điểm này, Đức đã giành quyền kiểm soát Gazprom Germania. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đưa ra tuyên bố: "Chính phủ Liên bang đang làm những gì cần thiết để duy trì an ninh nguồn cung ở Đức”. Đức muốn tích trữ khí đốt cho nhu cầu sưởi ấm trong nước hơn là cung cấp cho các quốc gia tiêu dùng.

Ảnh: GAIL
Đường ống dẫn khí của tập đoàn dầu khí GAIL. Ảnh: GAIL

Ấn Độ đặc biệt chịu thiệt thòi vì bất kỳ sự tăng giá nào trên toàn cầu đều có thể ảnh hưởng đến hóa đơn nhập khẩu, gây ra lạm phát và gia tăng thâm hụt thương mại. Ấn Độ phụ thuộc vào 85% nhập khẩu dầu và 55% khí đốt.

“Vấn đề nảy sinh bởi vì hợp đồng không phải với Gazprom mà với GMTS. Trong khi đó, GMTS bị áp đặt các biện pháp trừng phạt và công ty đã tuyên bố bất khả kháng (có nghĩa là GMTS không phải đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng). Chúng tôi cho rằng Gazprom là công ty mẹ, do đó họ sẽ cung cấp khí đốt. Đó là lý do tại sao động thái ngoại giao được đưa ra" - quan chức chính phủ Ấn Độ nói.

“Chúng tôi không chấp nhận hình phạt. Kiện tụng không có ý nghĩa gì. Vấn đề là nếu đưa ra kiện, trước hết, phải kiện ở một tòa trọng tài nước ngoài. Chúng tôi sẽ nhận được gì? Chúng tôi không muốn tham gia vào tất cả những điều này. Chúng tôi chỉ muốn có khí đốt. Ngay bây giờ, những gì chúng tôi đang nói là vui lòng cung cấp khí đốt cho chúng tôi từ bất kỳ danh mục đầu tư toàn cầu nào của họ” - quan chức cho hay.

Theo quan chức này, vấn đề phức tạp là công ty con của Gazprom đã trở thành một công ty của Đức và bị chính phủ Nga trừng phạt. Đó là vấn đề kỹ thuật, nhưng sẽ được phân loại.

Quan chức nhấn mạnh, mặc dù có điều khoản phạt, nhưng Ấn Độ không muốn sử dụng, vì lợi ích chính của Ấn Độ là đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt. “Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng sử dụng tất cả các kênh để giải quyết vấn đề này theo biện pháp ngoại giao và tìm kiếm thêm hàng hóa từ các quốc gia khác ở bất cứ đâu có thể. Khí đốt trên toàn cầu không phải là vấn đề, mà vấn đề là giá cả" - quan chức nói.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý xuất khẩu khí đốt Nga sang EU

Ngọc Vân |

Nga xuất khẩu khí đốt ít hơn sang EU nhưng kiếm được nhiều hơn.

Khí đốt Nga đi đường vòng vào EU

Ngọc Vân |

Khí đốt Nga đang đi đường vòng vào Châu Âu thông qua Trung Quốc, theo các phương tiện truyền thông.

Ấn Độ đàm phán nối lại nguồn cung LNG từ Nga

Hải Anh |

Ấn Độ đang đàm phán để nối lại nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Nghịch lý xuất khẩu khí đốt Nga sang EU

Ngọc Vân |

Nga xuất khẩu khí đốt ít hơn sang EU nhưng kiếm được nhiều hơn.

Khí đốt Nga đi đường vòng vào EU

Ngọc Vân |

Khí đốt Nga đang đi đường vòng vào Châu Âu thông qua Trung Quốc, theo các phương tiện truyền thông.

Ấn Độ đàm phán nối lại nguồn cung LNG từ Nga

Hải Anh |

Ấn Độ đang đàm phán để nối lại nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga.