Ấn Độ chi cho quân sự thứ 3 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc

Bảo Châu |

Ấn Độ là nước chi tiêu quân sự nhiều thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc trong năm đại dịch 2020.

Theo một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm 2020 đã tăng lên 1.981 tỉ USD, tương đương mức tăng 2,6% so với năm 2019, bất chấp GDP toàn cầu giảm 4,4% do tác động kinh tế của đại dịch COVID-19.

Tờ Times of India dẫn lời ông Diego Lopes da Silva - một trong những tác giả của báo cáo - nhận định: ''Có thể kết luận chắc chắn rằng, COVID-19 không có tác động đáng kể đến chi tiêu quân sự toàn cầu, ít nhất là vào năm 2020".

Ấn Độ được gọi tên là quốc gia chi tiêu quân sự nhiều thứ 3 thế giới năm 2020 với 72,9 tỉ USD, sau Mỹ và Trung Quốc. Mức chi này vẫn kém xa hai nước đứng đầu - ít hơn 10 lần so với Mỹ (778 tỉ USD) và ít hơn 4 lần so với Trung Quốc (252 tỉ USD). Tuy nhiên, Ấn Độ lại vượt trên các nước: Nga (61,7 tỉ USD), Anh (59,2 tỉ USD), Saudi Arabia (57,5 tỉ USD), Đức (52,8 tỉ USD), Pháp (52,7 tỉ USD), Nhật Bản (49,1 tỉ USD) và Hàn Quốc (45,7 tỉ USD) ở cùng chỉ số chi tiêu quân sự này.

Chi tiêu quân sự hàng năm ở Ấn Độ chiếm phần lớn từ khoản tiền lương hưu chi trả cho 3,3 triệu cựu chiến binh và công nhân quốc phòng. Ấn Độ cũng duy trì một lực lượng vũ trang hùng hậu 1,5 triệu quân để đảm bảo an ninh biên giới trong các cuộc tranh chấp kéo dài với Pakistan và Trung Quốc.

Vì lẽ đó, các khoản chi kinh phí duy trì hoạt động hàng ngày và tiền lương trong ngân sách quốc phòng đã vượt xa số vốn ngân sách chi cho hiện đại hóa quân đội, dấn đến tình trạng thiếu hụt trên các mặt trận khác nhau, từ máy bay chiến đấu đến tàu ngầm. Chỉ có một ngoại lệ là cuộc đụng độ liên tiếp với Trung Quốc ở biên giới Ladakh phía đông nổ ra vào đầu tháng 5 năm ngoài đã khiến Ấn Độ buộc phải tiến hành mua vũ khí khẩn cấp từ nước ngoài.

Theo nhận định của chuyên gia từ SIPRI, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ phần lớn có thể do căng thẳng đang diễn ra với Pakistan về vấn đề Kashmir và căng thẳng biên giới mới với Trung Quốc.

Với nền tảng công nghiệp-quốc phòng trong nước yếu kém, Ấn Độ có vẻ sẽ tiếp tục đứng ở vị trí dễ bị động về mặt chiến lược khi là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Saudi Arabia. Ấn Độ chiếm 9,5% tổng số lượng vũ khí nhập khẩu toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Lời cầu cứu ám ảnh nao lòng và thực trạng đau thương ở Ấn Độ

Bảo Châu |

Trước cơn ''sóng thần'' COVID-19 đang tấn công dồn dập, hệ thống y tế Ấn Độ dường như đã sụp đổ gây ra hoảng loạn và cầu cứu khắp nơi.

Lý giải nguyên nhân thảm kịch "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ

Ngọc Vân |

Giới chuyên gia tin rằng thảm kịch "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ hiện nay xuất phát từ một loạt nguyên nhân.

Hé lộ nghịch lý chi tiêu quân sự toàn cầu giữa đại dịch COVID-19

Phương Linh |

Chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2020 tăng bất chấp tác động kinh tế của đại dịch COVID-19.

Xu hướng kỳ lạ của livestreamer ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Livestreamer Trung Quốc đang đổ xô ra ngoài để phát trực tiếp vào ban đêm để nhận được thêm nhiều tiền ủng hộ. 

Bất lực với đàn trâu hoang tấn công người, phá rừng mới trồng

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Đàn trâu hoang thường đi kiếm ăn vào ban đêm, và phá nát các khoảnh rừng mới trồng. Công nhân tổ chức xua đuổi, thì đàn trâu quây thành đàn tấn công, khiến ai cũng khiếp đảm.

Hieuthuhai bị lột đồ và những chiêu trò câu view của gameshow Việt

Huyền chi |

Việc Hieuthuhai bị lột đồ trên show "2 ngày 1 đêm" gây tranh cãi. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các chương trình thực tế bị khán giả phản ứng.

Ngư dân Mũi Né câu được nhiều cá thu dài gần 1m cập bờ, bán tiền triệu

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Mỗi chiều, ghe đi câu cá thu cập bờ ở phường Mũi Né, TP.Phan Thiết với những con cá thu to và dài gần 1m sau gần nửa ngày vươn khơi. Tùy hôm, có ngư dân câu được 2-3 con cá thu với tổng trọng lượng từ 15-20kg và bán, thu về tiền triệu mỗi ngày, giúp cuộc sống ngư dân ổn định.

Công nhân đi làm cầm chừng khi bị giãn việc

Minh Hương |

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nhiều công nhân thời điểm này chỉ đi làm cầm chừng, thậm chí chưa quay trở lại sau Tết.

Lời cầu cứu ám ảnh nao lòng và thực trạng đau thương ở Ấn Độ

Bảo Châu |

Trước cơn ''sóng thần'' COVID-19 đang tấn công dồn dập, hệ thống y tế Ấn Độ dường như đã sụp đổ gây ra hoảng loạn và cầu cứu khắp nơi.

Lý giải nguyên nhân thảm kịch "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ

Ngọc Vân |

Giới chuyên gia tin rằng thảm kịch "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ hiện nay xuất phát từ một loạt nguyên nhân.

Hé lộ nghịch lý chi tiêu quân sự toàn cầu giữa đại dịch COVID-19

Phương Linh |

Chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2020 tăng bất chấp tác động kinh tế của đại dịch COVID-19.