ADB dự báo kinh tế Châu Á tăng trưởng vững chắc

Thanh Hà |

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định ngày 6.4, tăng trưởng ở Châu Á duy trì mạnh mẽ tới năm 2023 khi hầu hết các quốc gia trong khu vực nới lỏng hạn chế ngừa COVID-19 để bước sang phục hồi sau đại dịch. Một ngày trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong năm 2022 do tác động kinh tế của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina.

Kinh tế tiếp tục phục hồi

Trong triển vọng hằng năm, ADB dự báo GDP trên toàn Châu Á sẽ đạt 5,2% trong năm nay và 5,3% vào năm 2023 sau khi ghi nhận mức 6,9% trong năm ngoái. "Khả năng miễn dịch được tăng cường và các tác động sức khỏe ít nghiêm trọng hơn của biến thể Omicron đang cho phép các nền kinh tế duy trì trạng thái mở và hoạt động tốt hơn so với các đợt bùng phát trước đó" - Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa nêu trong báo cáo.

Tuy nhiên, Chủ tịch ADB chỉ ra, vẫn có một số điều cần lưu ý. Đại dịch chưa qua và chiến dịch quân sự Nga phát động ở Ukraina đang làm chao đảo các thị trường hàng hóa. Thêm vào đó, việc siết chặt tiền tệ ở Mỹ cũng có thể dẫn đến bất ổn tài chính toàn cầu.

"Tăng trưởng sẽ vẫn không đồng đều. Nam Á sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng sẽ cải thiện ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, bình thường hóa ở Đông Á và chậm lại ở Caucasus và Trung Á do vấn đề Ukraina" - nhà kinh tế trưởng của ADB Albert Park chia sẻ với báo giới.

Đông Nam Á dự kiến tăng trưởng 4,9% trong năm nay, từ 2,9% năm ngoái và 5,2% vào năm sau khi khu vực hướng tới "sống chung với COVID-19" và mở cửa biên giới hơn nữa. Tăng trưởng ở Nam Á sẽ vẫn mạnh mẽ, mặc dù chậm hơn nhiều so với mức 8,3% của năm ngoái. Cụ thể, tăng trưởng ở Nam Á ở mức 7% trong năm nay và 7,4% vào năm 2023. Đông Á, nơi đang ghi nhận các đợt bùng phát biến thể Omicron, sẽ giảm từ mức tăng trưởng 7,6% của năm ngoái xuống 4,7% vào năm 2022 và 4,5% vào năm 2023.

"Rõ ràng, mọi thứ đang rất không chắc chắn. Nếu virus lây lan đến nhiều thành phố của Trung Quốc và chính phủ duy trì chính sách zero-COVID có thể rất ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế ở Trung Quốc, vốn sẽ lan rộng khắp khu vực" - ông Albert Park lưu ý. Nhà kinh tế trưởng của ADB lưu ý, bên cạnh đó, còn có mối đe dọa ngày càng tăng về các biến thể mới đột ngột xuất hiện.

Trong khi đó, chiến sự Ukraina làm giá thực phẩm và năng lượng tăng, dù mức độ tác động trực tiếp không lớn với hầu khắp Châu Á, ngoại trừ Caucasus và Trung Á, theo báo cáo của ngân hàng trụ sở tại Manila, Philippines. Tuy nhiên, nếu xung đột kéo dài và leo thang có thể là một tác nhân gây bất ổn kinh tế nghiêm trọng cho khu vực. “Dự báo hiện tại của chúng tôi về xung đột Nga-Ukraina giả định rằng chiến sự sẽ không tiếp diễn trong năm nay, do đó giá dầu cuối cùng sẽ ở mức vừa phải" - ông Albert Park nói.

Theo chuyên gia ADB, các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt thực sự đã ảnh hưởng tới việc Nga bán dầu và khí đốt và "điều đó rõ ràng sẽ dẫn đến việc giá dầu còn tăng". "(Giá cả) về cơ bản có thể tăng lên khá nhiều và điều đó sẽ chỉ gây thêm sức ép lên các nước nhập khẩu dầu trong khu vực" - ông nói. Những điều đó có thể dẫn đến loạt sức ép lạm phát và gián đoạn nguồn cung.

WB hạ dự báo tăng trưởng Đông Á

Ngày 5.4, Ngân hàng Thế giới dự báo ​​tăng trưởng năm 2022 ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP) đang phát triển, bao gồm Trung Quốc, sẽ tăng 5,0%, thấp hơn mức dự báo 5,4% vào tháng 10.2021.

Tổ chức cho vay có trụ sở tại Washington lưu ý, tăng trưởng có thể chậm lại còn 4,0% nếu tình hình chiến sự Ukraina theo chiều hướng xấu đi và phản ứng chính sách của chính phủ yếu hơn. Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​tăng trưởng 5,0% trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 5,4%.

Nhà kinh tế trưởng Aaditya Mattoo của Ngân hàng Thế giới đánh giá: “Khu vực đang đối mặt với một bộ ba cú sốc có nguy cơ làm suy giảm động lực tăng trưởng". Xung đột Nga-Ukraina được ông Mattoo cho là "rủi ro nghiêm trọng nhất" với triển vọng tăng trưởng của khu vực. Chiến sự đang dẫn đến việc tăng giá thực phẩm và nhiên liệu, biến động tài chính và giảm lòng tin trên toàn thế giới. Ông chỉ ra, tác động của chiến sự Nga-Ukraina đáng lo ngại hơn trong bối cảnh khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn đang đối mặt với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giảm sản xuất ở Trung Quốc và lạm phát nhanh hơn có thể khiến Mỹ đẩy nhanh siết chặt tiền tệ.

Tác động của chiến sự Ukraina với các nền kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc và khả năng phục hồi của từng nền kinh tế - ông Mattoo nói. Ngoại trừ Trung Quốc, sản lượng của các nước còn lại trong khu vực dự kiến ​​tăng 4,8% trong năm nay.

"Chiến sự ở Ukraina đang đè nặng lên đà tăng trưởng. Các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ và chính sách hợp lý của khu vực sẽ giúp vượt qua những cơn bão này" - Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Manuela Ferro nhận định.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dự báo thời điểm kinh tế Mỹ suy thoái

Song Minh |

Ngân hàng Đức Deutsche Bank cho biết nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023 khi Fed tăng lãi suất.

Kinh tế 24h: Giá vàng chịu nhiều áp lực; Thông tin mới về Tân Hoàng Minh

Khương Duy |

Giá vàng chịu nhiều áp lực; Thị trường chứng khoán sẽ ra sao sau cú sốc thông tin Tân Hoàng Minh, Giúp nông dân thoát cảnh được mùa mất giá... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Tìm giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

NHẬT HỒ |

Sóc Trăng - Ngày 5.4, tại Sóc Trăng, Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực ĐBSCL.

Nhan nhản tình trạng chó thả rông, không rọ mõm khi ra đường

Kim Mỹ |

TPHCM - Chó thả rông, không được rọ mõm vẫn ngang nhiên chạy ngoài đường, tại các khu vực dân cư, nơi đông người qua lại tạo nên những lo lắng cho nhiều người.

Bàng hoàng khi nghe tin người thân mất tích trên tàu cá bị chìm ở Hàn Quốc

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Khi nhận được thông tin người thân mất tích trên tàu cá bị chìm tại Hàn Quốc, ở quê nhà, nhiều người bàng hoàng, lo lắng, xót xa.

Bắt 6 nguyên cảnh sát giao thông ở Hải Dương tội lợi dụng chức vụ

Đặng Luân |

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 đối tượng nguyên là cán bộ thuộc Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an TP.Chí Linh về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra ngày 4.2.2023 tại TP.Chí Linh.

Phạt cô đồng bổ cau "đúng nhận, sai cãi" ở Hải Dương 7,5 triệu đồng

Mai Dung |

Ngày 9.2, đại diện Công an thị xã Kinh Môn (Hải Dương) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với T.T.H (sinh năm 1986, trú tại phường Hiến Thành, thị xã Kinh Môn) - cô đồng "đúng nhận, sai cãi" được dư luận quan tâm thời gian qua.

Giờ thứ 9: Yêu người lớn tuổi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Chương trình hôm nay sẽ là những dòng tâm sự của một người phụ nữ. Chị có một cuộc sống đầy đủ vật chất với người chồng thành đạt và những đứa con ngoan. Nhưng chị đã không thể vượt qua nổi những xúc cảm trước một người đàn ông lớn tuổi. Liệu chị có dám đánh đổi một gia đình hạnh phúc để chạy theo những đam mê và cảm xúc của mình?

Dự báo thời điểm kinh tế Mỹ suy thoái

Song Minh |

Ngân hàng Đức Deutsche Bank cho biết nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023 khi Fed tăng lãi suất.

Kinh tế 24h: Giá vàng chịu nhiều áp lực; Thông tin mới về Tân Hoàng Minh

Khương Duy |

Giá vàng chịu nhiều áp lực; Thị trường chứng khoán sẽ ra sao sau cú sốc thông tin Tân Hoàng Minh, Giúp nông dân thoát cảnh được mùa mất giá... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Tìm giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

NHẬT HỒ |

Sóc Trăng - Ngày 5.4, tại Sóc Trăng, Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực ĐBSCL.