8 năm ngày Gaddafi bị sát hại: Những lời nói gan ruột cuối cùng

Song Minh |

Ngày 20.10.2011, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi trước khi bị sát hại đã thốt lên câu hỏi cuối cùng: "Tôi đã làm gì các người?".

Muammar Gaddafi sinh năm 1942, gần Sirte. Là con trai của ông bố làm nông, Gaddafi học hành xuất sắc và sớm tốt nghiệp Đại học Libya vào năm 1963.

Năm 1965, ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Libya và liên tục được thăng hàm.

Vào ngày 1.9.1969, Gaddafi và người của ông tiếp quản đất nước trong một cuộc đảo chính không đổ máu. Ông sớm thành lập Cộng hòa Arab Libya, với phương châm tự do và đoàn kết.

Gaddafi loại bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ và Anh khỏi Libya vào năm 1970. Đến năm 1973, ông quốc hữu hóa tất cả các tài sản dầu khí thuộc sở hữu nước ngoài ở Libya, một động thái mà các nước phương Tây không bao giờ tha thứ. Ông cũng cấm đồ uống có cồn và cờ bạc, theo các nguyên tắc Hồi giáo nghiêm ngặt của riêng mình.

Theo tờ The Guardian, Libya thời Gaddafi đã hướng tới việc cung cấp giáo dục, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, mục tiêu cung cấp nhà ở miễn phí là nhiệm vụ mà Libya chưa hoàn thành.

Dưới thời ông Gaddafi, thu nhập bình quân đầu người ở Libya đã tăng lên hơn 11.000 USD, cao thứ 5 ở Châu Phi.

Theo Sách Xanh, người Libya phải sở hữu nhà vì đó là quyền cơ bản. Sách Xanh là triết lý chính trị của ông Gaddafi, xuất bản lần đầu năm 1975.

Do đất đai Libya phần lớn là sa mạc nên cần có một hệ thống tưới tiêu mạnh mẽ để duy trì sự sống. Chính phủ Gaddafi đã tài trợ cho hệ thống thủy lợi lớn nhất thế giới - những con sông do con người tạo ra để cung cấp nước cho người dân.

Libya dưới thời Gaddafi cung cấp điện miễn phí, xăng dầu giá rẻ và ngân hàng nhà nước cung cấp các khoản vay cho người dân với lãi suất 0%. Libya không có nợ nước ngoài, một điều hiếm thấy đối với một quốc gia Châu Phi.

Cố Tổng thống Muammar Gaddafi và Tổng thống Barack Obama năm 2009. Ảnh: AFP/Getty Images
Cố Tổng thống Muammar Gaddafi và Tổng thống Barack Obama năm 2009. Ảnh: AFP/Getty Images

Nhưng trong khi các nhà lãnh đạo thế giới đã gặp Tổng thống Gaddafi, bao gồm cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Anh David và Tổng thống Mỹ Barack Obama, họ đã âm mưu lật đổ ông.

Đầu năm 2011, một cuộc nội chiến đã nổ ra trong bối cảnh "Mùa xuân Arab". Các lực lượng phiến quân chống Gaddafi đã thành lập một ủy ban mang tên Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NCC) vào ngày 27.2.2011, hoạt động như một cơ quan lâm thời trong các khu vực do phiến quân kiểm soát.

Vào ngày 21.3.2011, liên quân NATO do Mỹ, Anh, Pháp đứng đầu đã phát động chiến tranh ở Libya. Để gây áp lực với Gaddafi, Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt giữ ông và tùy tùng vào ngày 27.6.2011. Đến ngày 20.8.2011, thủ đô Tripoli của Libya, rơi vào tay phiến quân, buộc Gaddafi phải biến Sirte thành thành trì mới.

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ và Pháp đánh vào đoàn xe chở Gaddafi đang chạy khỏi Sirte khiến ông bị thương và trốn vào một đường hầm.

Ngày 20.10.2011, phiến quân bắt được Gaddafi từ cống thoát nước trong tình trạng chảy máu nhiều từ một vết thương sâu ở bên trái đầu, từ cánh tay và từ những vết thương khác ở cổ và khắp cơ thể. Nhà lãnh đạo trước khi chết đã hỏi những người bắt ông: "Tôi đã làm gì các người?".

Ngay sau đó, một đoạn video đã ghi lại khoảnh khắc cuối cùng của Gaddafi bị kéo lê trên mặt đất, không mặc áo, khuôn mặt lấm lem đầy máu.

Phiến quân và những người ủng hộ phương Tây tuyên bố Muammar Gaddafi bị lật đổ vì lạm quyền và độc tài, và để thay đổi quyền lực, mang đến dân chủ cho Syria.

Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay, Libya vẫn đang bị hủy hoại và chìm trong bất ổn. Tổng thống Barack Obama sau đó cũng thừa nhận rằng việc không có kế hoạch sau khi lật đổ Gaddafi là một trong những sai lầm tồi tệ nhất về đối ngoại của chính quyền ông.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Bị lạm dụng, bạo hành: Viễn cảnh đen tối của dân di cư cập bến Libya

Trà My |

Mỗi năm Lực lượng bảo vệ bờ biển Libya bắt giữ hàng nghìn người di cư lênh đênh trên biển với mong muốn cập bến Châu Âu, trốn thoát khỏi chiến tranh nơi quê nhà.

Tướng Khalifa đi vắng, máy bay Quân đội quốc gia Libya bị bắn hạ

Ngọc Vân |

Máy bay chiến đấu của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) bị lực lượng trung thành với Chính phủ Hoà giải Dân tộc (GNA) được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn bắn hạ trong khi tướng Khalifa Haftar đang đi thăm Ai Cập.

8 năm sau thời Gaddafi, Libya lại bên bờ vực nội chiến đẫm máu

Ngọc Vân |

Kể từ khi cố Tổng thống Muammar Gaddafi bị lật đổ và sát hại, Libya một lần nữa lại đứng bờ vực khủng hoảng chính trị và quân sự, với 21 người chết trong các cuộc đụng độ giữa các phe phái gần thủ đô Tripoli.

4 lần cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận hối lộ 2,25 triệu USD

Tiến Nguyễn |

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được xác định đã nhận hối lộ 2,25 triệu USD (51.108.500.000 đồng) trong vụ Việt Á.

Cảnh báo về hiện tượng thời tiết nguy hiểm ở Tây Nam Thái Bình Dương

Khánh Minh |

Mực nước biển ở các quần đảo Thái Bình Dương tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, dẫn đến các kiểu thời tiết nguy hiểm và bất ổn.

Kinh ngạc chiêu trò lừa đảo tinh vi với sinh viên tìm nhà trọ

Ngọc Khuê - Phương Thảo |

Kể từ đầu tháng 8, sinh viên các tỉnh bắt đầu lên Hà Nội nhập học và tìm nhà trọ. Nắm bắt được tâm lý nhẹ dạ cả tin của nhiều sinh viên, một số đối tượng đã lợi dụng thời cơ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các chiêu trò tinh vi.

Hé lộ nhiều biển số ngũ quý siêu đẹp trong phiên đấu giá biển số đầu tiên

Khánh Linh |

11 biển số nằm trong dải số của Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Giang… được đưa lên sàn đấu giá vào phiên đấu giá biển số đầu tiên, ngày 22.8 tới đây. Trong đó có nhiều biển ngũ quý "siêu đẹp" như 30K-555.55, 51K-888.88...

Cục Đăng kiểm thông tin sau phản ánh về cú “bổ” máy gần 400 triệu đồng

Nguyễn Hùng |

Ngay sau bài đăng của Báo Lao Động phản ánh tình trạng bất cập trong việc đăng kiểm đối với phương tiện thủy ở Quảng Ninh, Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) đã có công văn báo cáo Bộ Giao thông - Vận tải, trong đó cho biết, đã xây dựng dự thảo Quy chuẩn đăng kiểm mới nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các chủ tàu, doanh nghiệp.

Bị lạm dụng, bạo hành: Viễn cảnh đen tối của dân di cư cập bến Libya

Trà My |

Mỗi năm Lực lượng bảo vệ bờ biển Libya bắt giữ hàng nghìn người di cư lênh đênh trên biển với mong muốn cập bến Châu Âu, trốn thoát khỏi chiến tranh nơi quê nhà.

Tướng Khalifa đi vắng, máy bay Quân đội quốc gia Libya bị bắn hạ

Ngọc Vân |

Máy bay chiến đấu của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) bị lực lượng trung thành với Chính phủ Hoà giải Dân tộc (GNA) được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn bắn hạ trong khi tướng Khalifa Haftar đang đi thăm Ai Cập.

8 năm sau thời Gaddafi, Libya lại bên bờ vực nội chiến đẫm máu

Ngọc Vân |

Kể từ khi cố Tổng thống Muammar Gaddafi bị lật đổ và sát hại, Libya một lần nữa lại đứng bờ vực khủng hoảng chính trị và quân sự, với 21 người chết trong các cuộc đụng độ giữa các phe phái gần thủ đô Tripoli.