5 khám phá hấp dẫn về sao Hỏa

Nguyễn Hạnh |

Đây là những khám phá tuyệt vời nhất về sao Hỏa trong những năm gần đây, theo Newsweek.

1. Sao Hỏa đã mất hồ và đồng bằng châu thổ

Hình ảnh cho thấy một phần của vùng đồng bằng châu thổ cổ đại trong miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa. Ảnh: ESA/DLR/FU-BERLIN/NASA
Hình ảnh do xe tự hành Perseverance chụp cho thấy một phần của vùng đồng bằng châu thổ cổ đại trong miệng núi lửa Jezero trên sao Hỏa. Ảnh: ESA/DLR/FU-BERLIN/NASA

Kể từ năm 2013, các nhà khoa học đã tìm được nhiều bằng chứng cho thấy nước từng chảy trên sao Hỏa. Gần đây hơn, người ta phát hiện khu vực miệng núi lửa Jezero từng bị ngập trong nước và là một vùng đồng bằng châu thổ cổ đại.

NASA lưu ý, hình ảnh do Perseverance chụp cho thấy các vách đá được hình thành từ trầm tích tích tụ ở cửa một con sông cổ xưa đã tạo nên hồ của miệng núi lửa.

2. Động đất trên sao Hỏa

Một góc ở khu vực được gọi là Murray Buttes trên sao Hỏa. Ảnh: JPL-CALTECH/MSSS/NASA
Một góc ở khu vực được gọi là Murray Buttes trên sao Hỏa. Ảnh: JPL-CALTECH/MSSS/NASA

Hồi tháng 7.2021, các nhà khoa học đã khám phá ra chi tiết mới về cấu tạo của sao Hỏa nhờ tàu thăm dò Insight của NASA.

Tàu thăm dò đã hạ cánh trên sao Hỏa vào năm 2018. Với máy đo địa chấn có thể cảm nhận được những rung động bên dưới mặt đất, nó đã lần đầu tiên ghi nhận được động đất trên sao Hỏa.

Từ dữ liệu của Insight, các nhà nghiên cứu xác định lớp vỏ sao Hỏa có thể dày từ 19,3km đến hơn 37km.

Theo NASA, 3 bài báo dựa trên dữ liệu của máy đo địa chấn được công bố trên Science đã cung cấp thông tin chi tiết về độ sâu và thành phần của lớp vỏ, lớp phủ và lõi của sao Hỏa.

3. Siêu phun trào núi lửa

Minh họa một vụ phun trào núi lửa. Ảnh chụp màn hình/Science Focus
Minh họa một vụ phun trào núi lửa. Ảnh chụp màn hình/Science Focus

Các nhà khoa học gần đây đã tìm thấy bằng chứng về hàng nghìn vụ siêu phun trào núi lửa - những vụ phun trào núi lửa dữ dội nhất từng được biết đến.

Để tìm được bằng chứng, họ đã nghiên cứu địa hình và thành phần khoáng sản của một phần khu vực Arabia Terra ở bán cầu bắc của sao Hỏa.

4. Khoảng thời gian tồn tại của nước

Ảnh: NASA
Xe tự hành Perseverance của NASA đã thu thập 2 mẫu đá sao Hỏa từ một tảng đá được gọi là Rochette. Ảnh: NASA

Xe thám hiểm tự hành Perseverance của NASA đã thu thập các mẫu đá sao Hỏa đầu tiên từ miệng núi lửa Jezero vào đầu tháng 9 và kết quả phân tích đã khiến nhiều nhà khoa học kinh ngạc.

Các mẫu đá đã cung cấp manh mối về nơi nước ngầm có thể từng hiện diện trên sao Hỏa trong một thời gian dài.

5. Bão bụi làm khô sao Hỏa

Ảnh: NASA/JPL-CALTECH/MSSS
Các cơn bão bụi đóng một vai trò rất lớn trong việc khiến sao Hỏa bị mất nước vào vũ trụ. Ảnh: NASA/JPL-CALTECH/MSSS

NASA hồi tháng 8.2021 cho biết, không chỉ các mùa quyết định mức độ mất nước vào vũ trụ của sao Hỏa, các cơn bão bụi cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc làm khô sao Hỏa.

Các nhà khoa học tin rằng sao Hỏa hàng tỉ năm trước từng chứa nhiều nước hơn, nhưng không chắc chắn về lý do nước thoát ra. Tuy nhiên, khi phân tích dữ liệu từ 3 tàu vũ trụ, họ phát hiện bão bụi chính là một trong những nguyên nhân.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Tàu thám hiểm NASA chụp được cảnh quan sao Hỏa cực đẹp

Nguyễn Hạnh |

Những hình ảnh mới do tàu thám hiểm tự hành NASA Curiosity chụp được cho thấy cảnh quan tuyệt đẹp, rộng lớn của sao Hỏa.

Giới khoa học tìm cách biến sao Hỏa thành nơi sống được

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả chuyên gia của NASA, đang hợp tác nghiên cứu cách biến sao Hỏa thành nơi có thể sống.

Xem trực thăng sao Hỏa NASA Ingenuity bay vút lên trong video mới

Nguyễn Hạnh |

Video mới do tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance ghi lại cho thấy trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA bay vút trên bầu trời hành tinh đỏ.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Tàu thám hiểm NASA chụp được cảnh quan sao Hỏa cực đẹp

Nguyễn Hạnh |

Những hình ảnh mới do tàu thám hiểm tự hành NASA Curiosity chụp được cho thấy cảnh quan tuyệt đẹp, rộng lớn của sao Hỏa.

Giới khoa học tìm cách biến sao Hỏa thành nơi sống được

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả chuyên gia của NASA, đang hợp tác nghiên cứu cách biến sao Hỏa thành nơi có thể sống.

Xem trực thăng sao Hỏa NASA Ingenuity bay vút lên trong video mới

Nguyễn Hạnh |

Video mới do tàu thám hiểm sao Hỏa Perseverance ghi lại cho thấy trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA bay vút trên bầu trời hành tinh đỏ.