5 điều NASA làm với những cơn bão

Thanh Hà |

Mùa bão Đại Tây Dương năm 2021 bắt đầu từ 1.6. Các chuyên gia thời tiết dự báo một mùa bão mạnh, với số lượng cơn bão được đặt tên cao hơn mức trung bình.

NASA đang phát triển công nghệ và sứ mệnh mới để nghiên cứu sự hình thành, tác động của bão, bao gồm cách hiểu Trái đất như một hệ thống. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ tiết lộ 5 thông tin về bão liên quan tới cơ quan này.

1. Quan sát bão từ không gian

NASA và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) có các sứ mệnh vệ tinh chung theo dõi bão bằng màu sắc tự nhiên và các bước sóng ánh sáng khác.

Ví dụ, hình ảnh bão chụp bằng tia hồng ngoại có thể hiển thị nhiệt độ của mây, cũng như cho phép các nhà khoa học theo dõi sự di chuyển của bão vào ban đêm.

2. Vệ tinh có thể nhìn thấy bên trong bão ở định dạng 3D

Các thiết bị radar và vi sóng của sứ mệnh Đo lường Lượng mưa Toàn cầu của NASA có thể nhìn xuyên qua các đám mây bão để xem cấu trúc lượng mưa của cơn bão và đo lường tổng lượng mưa rơi xuống do cơn bão.

Hình ảnh 3D bên trong cơn bão Maria. Nguồn: NASA

Thông tin này giúp các nhà khoa học hiểu được cơn bão có thể thay đổi như thế nào theo thời gian và hiểu được nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng.

3. Tìm hiểu biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến bão

Biến đổi khí hậu có thể khiến các cơn bão hoạt động khác biệt. Một thay đổi dễ thấy là cách bão mạnh lên: Nhiều cơn bão đang tăng cấp một cách nhanh chóng, trong đó tốc độ gió bão tăng tới 56km/h hoặc hơn chỉ trong vòng 24 giờ.

Năm 2020, 9 cơn bão kỷ lục mạnh lên nhanh chóng. Những thay đổi nhanh chóng về cường độ bão có thể khiến các khu vực dân cư trên đường đi của bão không có đủ thời gian để sẵn sàng ứng phó.

Các nhà nghiên cứu tại NASA JPL đã phát triển một mô hình học máy có thể phát hiện chính xác hơn các cơn bão đang mạnh lên nhanh chóng.

Bão Dorian năm 2019 chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: NASA
Bão Dorian năm 2019 chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: NASA

NASA cũng không dừng lại ở việc chỉ nghiên cứu về mức độ mạnh lên của các cơn bão. Các nhà khoa học của cơ quan vũ trụ Mỹ cũng đang xem xét cách thức biến đổi khí hậu có thể khiến các cơn bão di chuyển chậm hơn do đó mang sức hủy diệt lớn hơn.

Những cơn bão "sụt tốc" kiểu này có thể di chuyển chỉ vài km một giờ, gây mưa lớn, gió mạnh tại một địa điểm trong một khoảng thời gian. Ví dụ, cơn bão Dorian giảm tốc ở Grand Bahama và gây thiệt hại thảm khốc khi đi qua. Bão Harvey và Florence cũng bị giảm tốc và đều gây ra lũ lụt lớn.

5. Theo dõi thiệt hại do bão

Bão Maria đã định hình lại các khu rừng của Puerto Rico. Cơn bão đã phá hủy nhiều cây lớn đến nỗi chiều cao tổng thể của các khu rừng trên đảo bị rút ngắn đi 1/3. Các phép đo từ mặt đất, trên không và từ không gian vũ trụ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về loại cây nào dễ bị gió tác động hơn.

Nhiều tháng sau bão Maria, các khu vực của Puerto Rico vẫn chưa có điện. Sử dụng dữ liệu vệ tinh, các nhà nghiên cứu của NASA đã lập bản đồ khu vực lân cận nào vẫn mất điện và phân tích nhân khẩu học cũng như các thuộc tính vật lý của các khu vực có thời gian chờ cấp điện lâu nhất.

5. Hỗ trợ ứng phó bão và hậu quả của bão

Dữ liệu mà NASA thu thập được cung cấp miễn phí cho công chúng. NASA cũng hợp tác với các cơ quan liên bang khác, như Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) và các chính quyền địa phương, khu vực để giúp chuẩn bị và hiểu được tác động của các thảm họa như bão.

Ba cơn bão Katia, Irma và Jose năm 2017. Ảnh: NASA
Ba cơn bão Katia, Irma và Jose năm 2017. Ảnh: NASA

Năm 2020, Chương trình Thảm họa của NASA đã cung cấp dữ liệu cho các khu dân cư ở Alabama, Louisiana và Trung Mỹ để xác định các khu vực bị ảnh hưởng đáng kể do bão. Điều này giúp xác định các cộng đồng dễ bị tổn thương và đưa ra quyết định sáng suốt về nơi phân bổ nguồn lực khắc phục hậu quả của bão.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Mùa bão 2021 chính thức bắt đầu, dự báo số cơn bão cao hơn bình thường

Ngọc Vân |

Mùa bão 2021 ở Đại Tây Dương chính thức bắt đầu và dự kiến ​​sẽ có số lượng cơn bão cao hơn mức trung bình trong những tháng tới.

Nhìn lại 100 ngày trên sao Hỏa của tàu thăm dò NASA

Thanh Hà |

Tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance của NASA đã hoạt động tròn 100 ngày sao Hỏa.

Bão Yaas mạnh lên trước khi đổ bộ Ấn Độ

Hải Anh |

Tin bão mới nhất cho biết, cơn bão nhiệt đới Yaas sẽ đổ bộ Ấn Độ trong vòng chưa đầy 24 giờ vào khu vực đông bắc của đất nước này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Mùa bão 2021 chính thức bắt đầu, dự báo số cơn bão cao hơn bình thường

Ngọc Vân |

Mùa bão 2021 ở Đại Tây Dương chính thức bắt đầu và dự kiến ​​sẽ có số lượng cơn bão cao hơn mức trung bình trong những tháng tới.

Nhìn lại 100 ngày trên sao Hỏa của tàu thăm dò NASA

Thanh Hà |

Tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance của NASA đã hoạt động tròn 100 ngày sao Hỏa.

Bão Yaas mạnh lên trước khi đổ bộ Ấn Độ

Hải Anh |

Tin bão mới nhất cho biết, cơn bão nhiệt đới Yaas sẽ đổ bộ Ấn Độ trong vòng chưa đầy 24 giờ vào khu vực đông bắc của đất nước này.