5 cơn bão có sức tàn phá lớn nhất lịch sử loài người

Anh Vũ |

Thảm hoạ tự nhiên như cháy rừng, bão lũ là những nguyên nhân tự nhiên gây ra nhiều thiệt hại cho con người nhất trong lịch sử.

Trong lịch sử loài người, bão lũ là thế lực tự nhiên gây ra nhiều thiệt hại nặng nề nhất. Dưới đây là danh sách 5 cơn bão gây ra nhiều thiệt hại nhất cho con người tại nơi chúng đi qua, theo xếp hạng của science.howstuffworks.com.

5. Bão Mitch

Vào ngày 26.10.1998, trong vòng vài ngày ngắn ngủi sau khi hình thành ở Caribe, bão Mitch lao vào bờ biển phía đông bắc của Honduras với sức mạnh của một cơn bão cấp 5. Không lâu sau đó, nó suy yếu và dừng lại trên bờ biển và gây ra lượng mưa khủng khiếp trong khu vực.

Trong thời gian này, cơn bão đạt được sức gió cực đại lên đến 290km/h và chia cắt phần lớn Trung Mỹ, gây ra lũ quét, tuyết lở và lở bùn phá hủy các vùng ven biển, đặc biệt là ở Honduras. Sau khi mạnh lên một lần nữa, bão tấn công Florida (Mỹ) vào ngày 5.11.1998, rồi tan trên Đại Tây Dương.

Sức tàn phá của cơn bão Mitch. Ảnh: AFP
Sức tàn phá của cơn bão Mitch. Ảnh: AFP

Lũ lụt, lở đất và gió của cơn bão Mitch đã phá hủy mùa màng và xóa sổ các trung tâm dân cư trên khắp khu vực Honduras và các khu vực của Nicaragua, Belize, El Salvador, Guatemala và Mexico. Bão phá hủy hàng trăm nghìn ngôi nhà, thổi bay và cuốn trôi cư dân, đồng thời hủy hoại mùa màng. Hơn 11.000 người đã mất mạng, hầu hết ở Honduras và Nicaragua, và hàng nghìn người khác mất tích.

4. The Great Hurricane (Trận bão lớn) năm 1780

Số người chết kinh hoàng của cơn bão lớn năm 1780 thậm chí còn vượt xa cả cơn bão Mitch. Ước tính có khoảng 22.000 người đã thiệt mạng trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến 16.10.1780 ở phía đông Caribe, hầu hết trong số họ ở Lesser Antilles, với thiệt hại nặng nề nhất xảy ra trên các đảo Martinique, St. Eustatius và Barbados.  Ngoài số thương vong này, ước tính hàng nghìn thủy thủ Pháp và Anh thiệt mạng khi thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến tàu của họ.

Mặc dù sức mạnh chính xác của nó vẫn chưa được xác định, nhưng từ những giai thoại, các nhà nghiên cứu hiện đại kết luận rằng Great Hurricane là cơn bão cấp 5 với sức gió vượt quá 320km/h. Một số nhân chứng đã chứng thực sự đổ nát hoàn toàn của các tòa nhà và pháo đài bằng đá kiên cố, những khẩu pháo hạng nặng bị ném xa hàng trăm mét và cây cối bị xé toạc vỏ.

3. Bi kịch Vargas

Thảm kịch do mưa gây ra xảy ra ở bờ biển Vargas ở Venezuela vào tháng 12.1999 cho thấy lượng mưa quá lớn có thể tạo ra một chuỗi tàn phá nghiêm trọng.  Từ ngày 14 đến ngày 16.12.1999, cơn bão đã trút lượng nước bằng với lượng cả năm xuống các sườn thẳng đứng của Dãy núi Sierra de Avila ở phía bắc Caracas, gây ra lũ lụt và một số vụ lở đất lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Những cơn mưa lũ này sau đó đã phá hủy hơn 8.000 ngôi nhà và 700 tòa nhà chung cư. Nó cũng phá hủy các con đường, đường dây điện thoại, đường dây điện, nước và hệ thống thoát nước, khiến tổng thiệt hại lên tới khoảng 1,79 tỉ USD. Ước tính thảm hoạ này đã khiến khoảng 30.000 người chết, nhưng chỉ có khoảng 1.000 thi thể được tìm thấy; lũ lụt và núi lở đã chôn vùi hoặc cuốn phần lớn nạn nhân ra biển.

2. Bão Bhola

Một năm trước khi Bangladesh trở thành một quốc gia độc lập khi ly khai khỏi Pakistan, nước này đã phải hứng chịu một cơn bão hoành hành gây ra hỗn loạn trên vùng đồng bằng ven biển trũng thấp.

Sức tàn phá của bão Bhola. Ảnh chụp màn hình
Sức tàn phá của bão Bhola. Ảnh chụp màn hình

Bão tấn công Bangladesh có xu hướng gây ra sự tàn phá lớn vì địa hình của đất nước khuếch đại tác động của chúng.  Vì vậy, cơn bão năm 1970, có biệt danh là Cơn bão Bhola, đã được chứng minh là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử được ghi lại, mặc dù nó chỉ là cơn bão cấp 3. Ước tính số người tử vong dao động từ 300.000 đến 1 triệu người, một con số quá khủng khiếp.

Khu vực đồng bằng của Bangladesh là một trong những vùng đất trồng trọt màu mỡ nhất trên thế giới, với một số con sông đổ phù sa và chất dinh dưỡng bồi đắp cho đất đai tại đây.  Do đó, khu vực này được xếp hạng trong số những nơi có mật độ dân cư đông đúc nhất trên thế giới, bất chấp những hiểm họa về địa hình vốn có khi sống ở đó.

1. Siêu bão Nina

Từ buổi bình minh của nền văn minh cho đến ngày nay, lũ lụt đã gây ra nhiều cái chết cho con người và gây tàn phá nhiều hơn bất kỳ yếu tố tự nhiên nào. Cũng chính những dòng sông mang lại sự sống và đầy hứa hẹn có thể quét sạch những người sống phụ thuộc vào chúng.

Hình ảnh bão Nina. Ảnh: AFP
Hình ảnh bão Nina. Ảnh: AFP

Sức mạnh hủy diệt vô song của siêu bão Nina năm 1975 không phải đến từ những cơn gió mà từ trận lũ lụt thảm khốc mà nó gây ra. Cơn bão đã dành phần lớn sức mạnh để vượt qua dãy núi trung tâm của Đài Loan (Trung Quốc) và đã suy yếu thành bão nhiệt đới vào thời điểm nó tấn công Trung Quốc đại lục. Khi gặp đất liền,  bão Nina tạo ra lượng mưa lớn tới 1.060 mm trong 24 giờ - lượng mưa tương đương một năm ở miền Trung Trung Quốc. Trận đại hồng thủy này đã làm sập đập Bản Kiều và phá hủy hơn 60 con đập khác.

Khi các con đập bị xô lệch, đợt sóng rộng 10km, cao 3-7 mét tràn qua các vùng đất thấp với tốc độ gần 50km/h, phá hủy một khu vực dài 55km và rộng 15km. Lũ cuốn trôi hàng chục nghìn người sống sót xuống hạ lưu và nhấn chìm hàng nghìn km vuông đất, khiến 26.000 người thiệt mạng. Thêm 145.000 người sau đó chết vì bệnh tật và đói kém (một số ước tính đưa ra con số thiệt mạng gần 230.000 người).

Tổng cộng, Nina đã làm sập gần 6 triệu tòa nhà và ảnh hưởng đến 11 triệu người, gây thiệt hại kinh tế 1,2 tỉ USD cho Trung Quốc.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Đường đi của bão số 9 sau khi tàn phá nặng nề Philippines

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Rai sau khi tàn phá nặng nề Philippines như "dội bom" đã vào Biển Đông và trở thành bão số 9.

Tin bão mới nhất: Siêu bão Rai suy yếu sau khi tấn công Philippines

Nguyễn Hạnh |

Bão Rai hiện đã suy yếu sau khi đổ bộ vào các khu vực miền Nam và miền Trung Philippines.

Hàng nghìn người Philippines phải sơ tán vì bão Rai đổ bộ

Anh Vũ |

Philippines đã cho hàng chục nghìn người sơ tán đến các nơi trú ẩn khẩn cấp hôm 16.12 khi bão Rai sắp đổ bộ nước này.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đường đi của bão số 9 sau khi tàn phá nặng nề Philippines

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Rai sau khi tàn phá nặng nề Philippines như "dội bom" đã vào Biển Đông và trở thành bão số 9.

Tin bão mới nhất: Siêu bão Rai suy yếu sau khi tấn công Philippines

Nguyễn Hạnh |

Bão Rai hiện đã suy yếu sau khi đổ bộ vào các khu vực miền Nam và miền Trung Philippines.

Hàng nghìn người Philippines phải sơ tán vì bão Rai đổ bộ

Anh Vũ |

Philippines đã cho hàng chục nghìn người sơ tán đến các nơi trú ẩn khẩn cấp hôm 16.12 khi bão Rai sắp đổ bộ nước này.