31 quốc gia xuất thêm dầu từ kho dự trữ

Thanh Hà |

31 quốc gia thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có kế hoạch giải phóng 120 triệu thùng từ nguồn dự trữ dầu khẩn cấp, bao gồm 60 triệu thùng trong công bố trước đó từ các kho dự trữ của Mỹ.

Nỗ lực kiềm chế giá dầu

Các đồng minh của Mỹ đang lên kế hoạch xả kho dự trữ dầu, tham gia cùng chính quyền Tổng thống Joe Biden trong nỗ lực kiềm chế giá dầu vốn tăng mạnh từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraina hồi cuối tháng 2.

Các quan chức tiết lộ, 31 quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế - bao gồm Mỹ, hầu hết Châu Âu, Australia, Nhật Bản, Mexico và những quốc gia khác - đang có kế hoạch công bố đợt xuất kho dự trữ mới với tổng 120 triệu thùng. Đây là lần xả kho dự trữ lớn nhất trong lịch sử 47 năm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Khoảng một nửa số dầu được xuất kho lần này sẽ đến từ nguồn dự trữ của Mỹ, vốn nằm trong quyết định đã được Washington thông báo trước đó về việc giải phóng 180 triệu thùng dầu trong vòng 6 tháng.

Điều này có nghĩa là khoảng 60 triệu thùng dầu bổ sung sẽ được tung ra thị trường nhờ quyết định của IEA. Quyết định dự kiến công bố chính thức vào cuối tuần, theo Wall Street Journal.

Trên thực tế, ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA đã thông tin trên Twitter ngày 6.4 rằng: "IEA đang tiến tới việc giải phóng kho dự trữ dầu chung là 120 triệu thùng (bao gồm 60 triệu thùng của Mỹ trong tổng xuất từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược)". Ông Birol nói thêm rằng "thông tin chi tiết hơn về các mức đóng góp cụ thể sẽ sớm được công khai".

Lượng dầu của IEA dự kiến xuất kho trong vòng 6 tháng để theo lịch trình của Mỹ. Đây là đợt phối hợp xuất kho dầu khẩn cấp thứ hai của IEA chỉ trong hơn một tháng, do giá xăng dầu đã tăng vọt sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina. Chi phí nhiên liệu cao hơn đã tác động đến người tiêu dùng vốn đã phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao trên toàn thế giới. Ngày 1.3, IEA đã công bố việc xuất kho dự trữ 60 triệu thùng dầu - bao gồm 30 triệu thùng từ Mỹ. Tuy nhiên, động thái này được coi là quá nhỏ để làm giảm giá dầu thô.

Thông tin về việc xuất kho dầu của IEA ngày 6.4 đã đẩy giá dầu thô xuống, với giá dầu Brent giao sau giảm hơn 5%.

Khoảng trống nguồn cung Nga

Các quan chức phương Tây hy vọng nguồn cung mới sẽ hỗ trợ nền kinh tế các nước khi nhiều người mua chuyển sang ngừng mua dầu từ Nga - nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai và nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với nhập khẩu dầu của Nga, trong khi các quốc gia Châu Âu đang tranh luận xem có nên cấm nhập dầu của Nga hay không. Khoảng 1/4 lượng dầu nhập khẩu của Châu Âu phụ thuộc vào Nga.

Wall Street Journal cho hay, các nhà phân tích đang hoài nghi liệu việc xả kho dự trữ có dẫn tới giảm giá dầu trong thời gian dài. Việc đưa dầu dự trữ ra thị trường đôi khi có thể làm tăng giá khi các quốc gia mua dầu thô để bổ sung vào kho dự trữ.

Các quan chức phương Tây cho rằng, động thái này có thể giúp nền kinh tế các nước có thời gian để thay thế dầu của Nga bằng nguồn cung từ khu vực khác, chủ yếu là Mỹ và Trung Đông.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất dầu bị hạn chế về số lượng và tốc độ tăng sản lượng. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang dựa vào các nhà sản xuất dầu của Mỹ để tăng sản lượng trước cuối năm nay để lấp đầy khoảng trống nguồn cung. Nhưng sẽ mất vài tháng trước khi dầu bổ sung có thể được tung ra thị trường và các nhà đầu tư dầu mỏ đang do dự đầu tư vào việc khoan dầu tiếp sau khi chịu lỗ lớn trong các đợt trước đó.

Trong khi đó, các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, hay OPEC, chưa thực hiện lời kêu gọi của phương Tây về thúc đẩy sản xuất dầu sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina. OPEC+, có thêm Nga và các đồng minh, kiểm soát phần lớn nguồn cung dầu của thế giới, do các quốc gia của tổ chức này có gần 80% trữ lượng dầu thô và cung cấp khoảng 44% lượng dầu của thế giới. Tuần trước OPEC+ tuyên bố sẽ giữ nguyên kế hoạch trước đó là tăng sản lượng dầu ở mức khiêm tốn, tức khoảng 400.000 thùng/ngày. Con số này thấp hơn nhiều so với hy vọng của chính quyền ông Biden.

IEA ước tính, Nga có thể phải đối mặt với việc cắt giảm khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày, bắt đầu từ tháng 4 do các lệnh trừng phạt và một số người mua đang tránh dầu của Nga trên thị trường. Tổng xuất khẩu dầu của Nga đạt khoảng 8 triệu thùng mỗi ngày trước khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Ông Jim Burkhard, phó chủ tịch của S&P Global Commodity Insights nhận định: “Những gì chúng ta đang thấy ngày nay với Nga là tiềm năng gây ra sự gián đoạn nguồn cung dầu lớn nhất từ ​​trước đến nay”. Theo IEA, hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga là sang Châu Âu và 20% sang Trung Quốc.

Thị trường dầu mỏ toàn cầu trên đà tăng từ khi Nga phát động chiến dịch ở Ukraina. Các nhà phân tích đã cảnh báo việc xả dầu khẩn cấp từ Mỹ và các đối tác sẽ chỉ là một giải pháp tạm thời do thế giới vẫn có khả năng gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ Nga. Claudio Galimberti, Phó chủ tịch cấp cao về phân tích của Rystad Energy cho hay: "Giải pháp dài hạn thực sự duy nhất là tăng cung hoặc giảm nhu cầu. Hoặc nhiều khả năng là sự kết hợp của cả hai".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công Thương: Giá xăng dầu trong nước tăng thấp hơn thế giới

Anh Tuấn |

Theo tính toán của Bộ Công Thương, trong khi giá thành phẩm xăng dầu thế giới tăng 33,7-38,9% từ đầu năm thì giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 22-29,8%.

Nga tố Ukraina tấn công kho xăng dầu gần biên giới

Song Minh |

Nga cáo buộc Ukraina dùng máy bay trực thăng tấn công kho xăng dầu ở Belgorod, miền Tây nước Nga hôm 1.4.

Giá xăng dầu giảm có bền vững sau động thái chưa từng thấy của Mỹ?

Khánh Minh |

Giá xăng dầu giảm sau khi Tổng thống Joe Biden công bố xuất kho dự trữ dầu lớn nhất từ trước đến nay, nhưng theo giới phân tích xu hướng này khó bền vững.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bộ Công Thương: Giá xăng dầu trong nước tăng thấp hơn thế giới

Anh Tuấn |

Theo tính toán của Bộ Công Thương, trong khi giá thành phẩm xăng dầu thế giới tăng 33,7-38,9% từ đầu năm thì giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 22-29,8%.

Nga tố Ukraina tấn công kho xăng dầu gần biên giới

Song Minh |

Nga cáo buộc Ukraina dùng máy bay trực thăng tấn công kho xăng dầu ở Belgorod, miền Tây nước Nga hôm 1.4.

Giá xăng dầu giảm có bền vững sau động thái chưa từng thấy của Mỹ?

Khánh Minh |

Giá xăng dầu giảm sau khi Tổng thống Joe Biden công bố xuất kho dự trữ dầu lớn nhất từ trước đến nay, nhưng theo giới phân tích xu hướng này khó bền vững.