10 sự kiện nổi bật trên thế giới năm 2017

LAO ĐỘNG |

Thế giới năm 2017 chứng kiến nhiều biến động lớn với các cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng, những diễn biến mới trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên hay sự bùng phát trở lại căng thẳng ở Israel - Palestine…

Tổng thống Donald Trump nhậm chức

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Mỹ ngày 20.1, mở ra thời kỳ mới nhiều khác biệt với người tiền nhiệm. Suốt 12 tháng qua, nước Mỹ và thế giới xoay quanh việc thích ứng với những quyết sách theo tư tưởng “Nước Mỹ trên hết” của lãnh đạo Nhà Trắng mới. Ông nhiều lần khiến thế giới bối rối, thất vọng khi rút Mỹ khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris hay công nhận Jerusalem là thủ đô Israel…

Nỗ lực xóa bỏ di sản của người tiền nhiệm của ông đôi khi bị lu mờ do những bất ổn trong bộ máy Nhà Trắng, với sự ra đi của 12 nhân viên cấp cao trong suốt 6 tháng đầu nhiệm kỳ. Nhiều sự kiện như cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ, tình hình Triều Tiên, cũng như một số cam kết tranh cử vẫn chưa được thực hiện.

Dù vậy, khi ông Donald Trump lên nắm quyền, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ còn 4,1%, thấp nhất trong 17 năm qua. Ông cũng thành công trong việc kích thích kinh tế, mở rộng thị trường và giành thắng lợi với Dự luật Cải cách thuế.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

 
 

Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra tháng 10.2017 tiếp tục bổ nhiệm ông Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc, ghi tên ông và “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” vào Điều lệ Đảng. Sự tôn vinh ngang tầm với các cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình khẳng định vị thế của ông Tập Cận Bình như nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ.

Những điểm quan trọng nhất và những mục tiêu trong các năm tiếp được ông Tập Cận Bình đề cập trong bài diễn văn khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó đặt quyết tâm đưa đất nước trở nên giàu có vào năm 2020, khẳng định vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế với tham vọng đến năm 2050 trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại và tầm ảnh hưởng dẫn đầu thế giới.

Nấc mới trong khủng hoảng hạt nhân, tên lửa Triều Tiên

 
 

Năm 2017 chứng kiến bước tiến nhanh trong chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên. Ngày 3.9, Triều Tiên công khai vũ khí mạnh nhất từ trước đến nay - quả bom nhiệt hạch có sức công phá tương đương 120 kiloton. Kể từ tháng 2, Bình Nhưỡng phóng 23 tên lửa trong suốt 16 vụ phóng và tiếp tục hoàn thiện công nghệ qua mỗi lần phóng. Gần đây nhất, tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 bay cao hơn và xa hơn bất kỳ vụ thử nào trước đó của Triều Tiên và được các chuyên gia thừa nhận có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Mỹ.

IS đại bại ở Syria và Iraq

 
 

Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị đánh bật khỏi hai “thủ phủ” ở Mosul (Iraq) và Raqqa (Syria). Đặc biệt, sự hỗ trợ của Nga với Chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad góp phần quan trọng làm thay đổi cục diện ở Syria, góp phần chuyển sang tiến trình chính trị ở quốc gia Arab.

Dù vậy, với hệ tư tưởng cực đoan và hàng nghìn tay súng hồi hương sau khi mất chỗ đứng ở Syria và Iraq, IS gây ra các cuộc tấn công dưới nhiều hình thức lao xe, đâm dao, xả xúng, đánh bom… khắp thế giới. IS hoặc các nhóm thân IS tiếp tục kiểm soát lãnh thổ ở nhiều nước như Afghanistan, Ai Cập, Libya...

Khủng hoảng ngoại giao Qatar

 
 

Đầu tháng 6, Saudi Arabia và nhiều nước đồng minh cắt đứt quan hệ ngoại giao, phong tỏa giao thông, cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố cũng như có mối quan hệ ngả về phía Iran đối thủ lâu năm của Saudi Arabia. Doha bác bỏ các cáo buộc cũng như từ chối đáp ứng yêu sách 13 điều để dỡ bỏ phong tỏa.

Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong khu vực suốt nhiều thập kỷ qua tác động lớn tới kinh tế, xã hội các bên. Hai tháng đầu bị cô lập, nước xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới phải sử dụng tới 38,5 tỉ USD dự trữ ngoại hối. Đến nay, khủng hoảng Qatar chưa có tín hiệu chấm dứt.

Binh biến Zimbabwe

Ông Robert Mugabe, 93 tuổi, bị buộc từ chức Tổng thống Zimbabwe sau 37 năm cầm quyền sau cuộc tiếp quản quân sự kéo dài 6 ngày. Binh biến diễn ra sáng 15.11, vài ngày sau khi người hùng cách mạng giải phóng Zimbabwe sa thải Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa nhằm dọn đường cho vợ nắm quyền lực.

Sau nhiều ngày đàm phán và sức ép từ nhiều phía, ông Robert Mugabe chấp thuận từ chức. Binh biến kết thúc với việc ông Emmerson Mnangagwa lên nắm quyền lãnh đạo Zanu-PF và tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Zimbabwe ngày 24.10. Ông được kỳ vọng sẽ tiến hành nhiều cải cách vực dậy nền kinh tế kiệt quệ của Zimbabwe nhưng cũng nhiều chuyên gia lo ngại nhà lãnh đạo mới sẽ đi theo vết xe đổ của người tiền nhiệm.

Bất ổn chính trị Châu Âu

 
 

Bước tiếp theo sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử năm 2016, Thủ tướng Anh Theresa May kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu khởi động quá trình Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu vào cuối tháng 3.2016. Tiến trình đàm phán giữa Anh và EU để đi tới các điều khoản tách khỏi liên minh và thiết lập quan hệ trong tương lai giữa hai bên vẫn đang tiếp tục được triển khai. Thời hạn chót cho tiến trình đàm phán là 29.3.2019.

Năm 2017 chứng kiến cuộc khủng hoảng khác ở Châu Âu khi Catalonia đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha. Chính quyền Madrid sa thải các lãnh đạo ly khai, giải tán nghị viện đồng thời kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử Nghị viện vùng mới. Nhiều lãnh đạo ly khai lưu vong ở nước ngoài, nhiều người bị bắt giữ. Tuy nhiên, cuộc bầu cử hồi tháng 12 cho thấy thắng lợi tiếp tục thuộc về phe ly khai.

Tổng thống Mỹ công nhận Jerusalem là Thủ đô Israel

Cuối năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô Israel đồng thời yêu cầu chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới thành phố này. Động thái của Mỹ thổi bùng cuộc xung đột lâu năm giữa Israel-Palestine và gây làn sóng phản đối rộng khắp. Các cuộc biểu tình diễn ra trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, giao tranh giữa Israel và dải Gaza liên tục diễn ra.

Quyết định về Jerusalem cũng chứng kiến sự cô lập của Mỹ trong cộng đồng quốc tế. Trong vòng hai ngày sau tuyên bố của Mỹ, cộng đồng các quốc gia Hồi giáo, tất cả các quốc gia Châu Âu trừ Séc, Trung Quốc và Nga cũng lên tiếng phản đối. Trong các phiên họp của Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra sau đó đa số các nước đều bỏ phiếu phản đối quyết định này.

Tấn công khủng bố khắp thế giới

 
 

Có 1.097 cuộc tấn công trên toàn thế giới, cướp đi sinh mạng của 7.456 người trong năm 2017, theo Newsweek. Riêng ngày đầu năm 2017 xảy ra 5 vụ khủng bố, trong đó IS xả súng tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) khiến 39 người chết.

Cuộc tấn công đẫm máu nhất năm 2017 xảy ra hồi tháng 10, khi một tay súng Al-Shabaab kích nổ bom xe tải lớn ở Mogadishu (Somalia), giết chết 512 người và làm bị thương nhiều người khác.

Các cuộc tấn công khủng bố cũng xảy ra ở nhiều thành phố khác trên toàn cầu: Manchester (Anh), Manhattan (New York, Mỹ), La Rambla (Barcelona, Tây Ban Nha), nhà thờ Hồi giáo ở Sinai (Ai Cập)…

Ngoài ra, vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại diễn ra ngày 1.10 lại Las Vegas, bang Nevada (Mỹ) cướp đi sinh mạng của 58 người và làm 546 người bị thương.

Phế truất Tổng thống Hàn Quốc

 
 

Ngày 10.3, Toà án Hiến pháp ủng hộ luận tội Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, tuyên bố phế truất bà. Đây là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng sau khi bê bối tham nhũng lớn liên quan đến bà Park Geun-hye bị phát giác.

Nhân vật quan trọng trong bê bối này là Choi Soon-sil - bạn thân bà Park Geun-hye, bị bắt tháng 11.2016 với cáo buộc ép các tập đoàn lớn Hàn Quốc chi hàng triệu USD cho các quỹ phi lợi nhuận do bà thành lập. Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong cũng như các giám đốc điều hành khác của Samsung cũng liên quan tới vụ việc.

Với bê bối này, bà Park Geun-hye trở thành Tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất. Kể từ cuối tháng 3, bà đã bị giam giữ gần thủ đô Seoul và các phiên xét xử vẫn đang tiếp tục.

LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Những sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2017: Bức tranh xen lẫn sáng tối

MAI KA - MINH THI |

2017 là năm có nhiều sự kiện đáng chú ý, bên cạnh một loạt scandal, lùm xùm về quản lý văn hóa. Cùng Lao Động điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong năm qua.

Infographic: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2017

Ngô Phong |

Thế giới năm 2017 chứng kiến nhiều biến động, từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức sau đó thực hiện một loạt chính sách gây tranh cãi, đến cuộc khủng hoảng hạt nhân, tên lửa Triều Tiên và hàng loạt cuộc khủng bố đẫm máu...

10 sự kiện thể thao Việt Nam năm 2017: Vết mực loang trên tờ giấy trắng

NHÓM PHÓNG VIÊN THỂ THAO |

Năm 2017, thể thao Việt Nam (TTVN) đã để lại nhiều dấu ấn với sự kiện U.20 Việt Nam lần đầu dự VCK U.20 World Cup hay thành tích của Đoàn TTVN tại SEA Games 29... bên cạnh một nỗi buồn mang tên bóng đá khi một lần nữa U.23 Việt Nam là nỗi thất vọng, không qua nổi vòng bảng. Cùng nhìn lại 10 sự kiện thể thao nổi bật 2017 do Báo Lao Động bình chọn.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Những sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2017: Bức tranh xen lẫn sáng tối

MAI KA - MINH THI |

2017 là năm có nhiều sự kiện đáng chú ý, bên cạnh một loạt scandal, lùm xùm về quản lý văn hóa. Cùng Lao Động điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong năm qua.

Infographic: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2017

Ngô Phong |

Thế giới năm 2017 chứng kiến nhiều biến động, từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức sau đó thực hiện một loạt chính sách gây tranh cãi, đến cuộc khủng hoảng hạt nhân, tên lửa Triều Tiên và hàng loạt cuộc khủng bố đẫm máu...

10 sự kiện thể thao Việt Nam năm 2017: Vết mực loang trên tờ giấy trắng

NHÓM PHÓNG VIÊN THỂ THAO |

Năm 2017, thể thao Việt Nam (TTVN) đã để lại nhiều dấu ấn với sự kiện U.20 Việt Nam lần đầu dự VCK U.20 World Cup hay thành tích của Đoàn TTVN tại SEA Games 29... bên cạnh một nỗi buồn mang tên bóng đá khi một lần nữa U.23 Việt Nam là nỗi thất vọng, không qua nổi vòng bảng. Cùng nhìn lại 10 sự kiện thể thao nổi bật 2017 do Báo Lao Động bình chọn.