10 ngân hàng trung ương dự trữ vàng lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Ngân hàng trung ương toàn cầu dự trữ vàng 33.000 tấn, xấp xỉ 1/5 tổng số vàng từng được khai thác.

Phần lớn lượng vàng nắm giữ của ngân hàng trung ương đã được mua lại trong thập kỷ trước.

Các ngân hàng trung ương mua vàng vì một số lý do: để giảm thiểu rủi ro, để phòng ngừa lạm phát và thúc đẩy sự ổn định kinh tế. Trong cuộc khảo sát thường niên gần đây nhất, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, 88% các ngân hàng trung ương nói rằng lãi suất âm là một yếu tố trong các quyết định dự trữ vàng.

Đại dịch COVID-19, và cụ thể hơn là thời kỳ khủng hoảng, cũng được xác định là lý do để giữ vàng của 79% số người trả lời khảo sát, tăng từ 59% vào năm 2019.

Các ngân hàng trung ương đã bổ sung 668,5 tấn vàng vào kho dự trữ trong năm 2019, nhiều nhất kể từ khi các thể chế tài chính quốc gia mua ròng kim loại vàng vào năm 2010.

Xu hướng đó dự kiến ​​tiếp tục diễn ra vào năm 2020 cho đến khi COVID-19 lan rộng. Trong hai quý đầu năm, số vàng mua vào đạt 220 tấn. Tuy nhiên, trong quý 3, các ngân hàng quốc gia đã bán tháo 12,1 tấn vàng, lần đầu tiên kể từ quý 4 năm 2010. Việc bán tháo này là do tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.

Giá vàng tăng nhanh, đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại là 2.063 USD vào giữa năm 2020, cũng khiến việc mua vàng của các ngân hàng trung ương toàn cầu trở nên đắt hơn và ít hơn.

Theo khảo sát của WGC, “các ngân hàng trung ương và các tổ chức chính thức khác là nguồn cung cấp vàng chính kể từ năm 2010. Từ năm 2010 đến năm 2016, lượng mua ròng trung bình hàng năm của các ngân hàng trung ương là 470 tấn, chiếm 11% nhu cầu vàng toàn cầu.”

Tờ Investing News dẫn số liệu của WGC cho thấy 10 nước dự trữ vàng lớn nhất thế giới tại các ngân hàng trung ương.

1. Mỹ: 8.133,5 tấn

Khi nói đến lượng vàng dự trữ lớn nhất, ngân hàng trung ương Mỹ đứng ở vị trí số một với 8.133,5 tấn. Được định giá 10,9 tỉ USD, một tỉ lệ lớn vàng của Mỹ được giữ trong “kho chứa sâu” ở Denver, Fort Knox và West Point.

2. Đức: 3.362,4 tấn

Ngân hàng Bundesbank, ngân hàng trung ương của Đức, hiện sở hữu 3.362,4 tấn vàng, chưa bằng một nửa số lượng mà Mỹ tích lũy được. Giống như nhiều ngân hàng trung ương trong danh sách này, ngân hàng trung ương Đức lưu trữ hơn một nửa số vàng của mình tại các kho lưu trữ nước ngoài ở New York, London và Pháp. Cụ thể, 47,9% lượng vàng dự trữ của Đức được cất giữ ở Frankfurt, 36,6% ở New York, 12,8% ở London và 2,7% còn lại ở Paris.

3. Italia: 2.451,8 tấn

Banca d’Italia, ngân hàng quốc gia của Italia, bắt đầu tích trữ vàng vào năm 1893, khi ba viện tài chính riêng biệt hợp nhất thành một. Kể từ đó, 78 tấn vàng dự trữ đã tăng lên 2.451,8 tấn mà Italia hiện đang sở hữu.

Giống như Đức, Italia cũng cất giữ vàng ở nước ngoài. Tổng cộng, 141,2 tấn được cất ở Anh, 149,3 tấn ở Thụy Sĩ và 1.061 tấn được giữ ở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

4. Pháp: 2.436 tấn

Ngân hàng Banque de France cất giữ toàn bộ 2.436 tấn vàng dự trữ của mình. Vàng được cất giữ trong hầm ngầm an toàn của ngân hàng, được gọi là La Souterraine (đường hầm dưới lòng đất), nằm dưới mặt đường 27 mét.

Dự trữ vàng của Pháp được ước tính trị giá 80 tỉ Euro vào năm 2015, tương đương với 4% GDP. Theo Ngân hàng Trung ương Pháp, mỗi công dân Pháp sở hữu gián tiếp 38 gram vàng.

5. Nga: 2.298,7 tấn

Ngân hàng trung ương Nga sở hữu 2.298,7 tấn vàng. Giống như Pháp, ngân hàng trung ương Nga chọn cách cất giữ toàn bộ vàng trong nước.

Ngân hàng trung ương Nga cất giữ 2/3 lượng vàng dự trữ trong một tòa nhà ngân hàng ở Mátxcơva và 1/3 còn lại ở Saint Petersburg.

Phần lớn vàng ở dạng thỏi, nặng từ 10 đến 14 kg. Ngoài ra còn có các thanh nhỏ hơn với trọng lượng lên tới 1 kg mỗi thỏi.

Nga là nước mua vàng ổn định kể từ khoảng năm 2007, với số lượng tăng lên đáng kể từ năm 2015 đến đầu năm 2020.

Việc mua liên tục đã bị gián đoạn một thời gian ngắn vào năm 2020 do tác động của COVID-19 đối với lĩnh vực dầu mỏ của Nga. Có hiệu lực từ ngày 1.4.2020, ngân hàng trung ương Nga đình chỉ tất cả hoạt động mua vàng trên thị trường vàng miếng trong nước. Tuy nhiên, lệnh cấm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Theo Reuters, các yêu cầu từ các ngân hàng trên khắp nước Nga đã khiến ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng 6 ngày sau đó.

6. Trung Quốc: 1.948,3 tấn

Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đại lục là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), đặt tại Bắc Kinh. PBoC dự trữ 1.948,3 tấn vàng, hầu hết được mua từ năm 2000. Năm 2001, PBoC có 400 tấn vàng dự trữ, nhưng trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, tổng số vàng dự trữ đã tăng 387%.

7. Thụy Sĩ: 1.040 tấn

Nắm giữ dự trữ vàng của ngân hàng trung ương lớn thứ bảy là Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ với 1.040 tấn. 70% dự trữ vàng của Thụy Sĩ được cất giữ trong nước, 20% được đặt tại Ngân hàng Anh và 10% được lưu trữ tại Ngân hàng Canada.

8. Nhật Bản: 765,2 tấn

Thông tin công khai về dự trữ vàng của ngân hàng trung ương Nhật Bản rất khó có được. Năm 2000, Nhật Bản nắm giữ khoảng 753 tấn vàng. Đến năm 2004, kho vàng của ngân hàng trung ương Nhật Bản đã tăng lên 765,2 tấn.

Mua vàng ở Ấn Độ. Ảnh: AFP
Mua vàng ở Ấn Độ. Ảnh: AFP

9. Ấn Độ: 668 tấn

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ là một trong số ít các ngân hàng trong danh sách bổ sung thêm vàng trong năm 2020.

Theo các báo cáo tháng 8.2020, vào thời điểm đó, ngân hàng trung ương Ấn Độ xem xét tăng mức dự trữ vàng từ 6,5% lên 10% tổng dự trữ của mình. Dữ liệu từ WGC lưu ý rằng, Ấn Độ cho đến nay đã tăng dự trữ thêm 22,7 tấn vàng vào năm 2020.

10. Hà Lan: 612,5 tấn

Giống như Thụy Sĩ, Ngân hàng Quốc gia Hà Lan lưu trữ tới 38% vàng trong kho dự trữ quốc gia của Canada. 31% khác dưới dạng 15.000 thỏi vàng được giữ trong nước, trong khi 31% còn lại nằm trong ngân hàng Dự trữ Liên bang của New York.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Fitch dự báo sốc về giá vàng

Khánh Minh |

Giá vàng có thể giảm xuống 1.200 USD/ounce vào năm 2023, cơ quan xếp hạng quốc tế Fitch cảnh báo.

Dự trữ vàng của Nga tăng chóng mặt chỉ trong 1 tuần

Khánh Minh |

Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga tăng hơn 5 tỉ USD trong tuần trước.

Bất ngờ cách Trung Quốc dự trữ vàng giữa lúc giá vàng tăng vọt

Khánh Minh |

Trong khi nhiều nước gửi vàng dự trữ trong các hầm ngầm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thì tất cả vàng dự trữ của Trung Quốc đều được cất trong nước. Và trong bối cảnh giá vàng liên tục tăng, một số nước cũng đang cho "hồi hương" vàng dự trữ gửi ở nước ngoài về.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Fitch dự báo sốc về giá vàng

Khánh Minh |

Giá vàng có thể giảm xuống 1.200 USD/ounce vào năm 2023, cơ quan xếp hạng quốc tế Fitch cảnh báo.

Dự trữ vàng của Nga tăng chóng mặt chỉ trong 1 tuần

Khánh Minh |

Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga tăng hơn 5 tỉ USD trong tuần trước.

Bất ngờ cách Trung Quốc dự trữ vàng giữa lúc giá vàng tăng vọt

Khánh Minh |

Trong khi nhiều nước gửi vàng dự trữ trong các hầm ngầm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thì tất cả vàng dự trữ của Trung Quốc đều được cất trong nước. Và trong bối cảnh giá vàng liên tục tăng, một số nước cũng đang cho "hồi hương" vàng dự trữ gửi ở nước ngoài về.