10 năm động đất sóng thần: Nhật Bản nghi ngại về năng lượng hạt nhân

Ngọc Vân |

Cách đây 10 năm, ngày 11.3.2011, một trận động đất mạnh 9,0 độ richter và kéo theo sóng thần đã gây ra thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản.

Sự cố hạt nhân đã giải phóng một lượng lớn phóng xạ vào không khí, trái đất và nước xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi cách thủ đô Tokyo của Nhật Bản 220 km về phía đông bắc.

Khoảng 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa và 19.000 người thiệt mạng trong thảm họa này. Fukushima là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986 ở Ukraina.

Chính phủ Nhật Bản đã chi khoảng 300 tỉ USD để tái thiết vùng Tohoku bị tàn phá nặng nề sau thảm họa này. Tuy nhiên, các khu vực quanh nhà máy Fukushima vẫn bị giới hạn do lo ngại mức phóng xạ còn cao.

Nhật Bản một lần nữa tranh luận về vai trò của năng lượng hạt nhân trong cơ cấu năng lượng của mình khi quốc gia này đặt mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050 để chống lại sự nóng lên toàn cầu. Nhưng một cuộc khảo sát trên truyền hình NHK cho thấy, 85% công chúng lo lắng về các vụ tai nạn hạt nhân.

Chính sách năng lượng bị bỏ ngỏ sau khi cựu Thủ tướng Abe Shinzo của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) ủng hộ năng lượng hạt nhân trở lại nắm quyền vào năm 2012. Thủ tướng Suga Yoshihide đã công bố mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Bể chứa nước phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 7.11.2013. Ảnh: AFP
Bể chứa nước phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 7.11.2013. Ảnh: AFP

Các cuộc biểu tình phản đối năng lượng hạt nhân đã tàn lụi, nhưng sự ngờ vực vẫn còn. Một cuộc khảo sát của tờ Asahi vào tháng 2 vừa qua cho thấy trên toàn quốc, 53% phản đối việc khởi động lại các lò phản ứng, so với 32% ủng hộ. Ở Fukushima, chỉ 16% ủng hộ việc khởi động lại các lò phản ứng.

Chỉ 9 trong số 33 lò phản ứng thương mại còn lại của Nhật Bản đã được phê duyệt để tái khởi động theo các tiêu chuẩn an toàn hậu Fukushima và chỉ có 4 lò đang hoạt động, so với 54 lò trước thảm họa.

Năng lượng hạt nhân chỉ cung cấp 6% nhu cầu năng lượng của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2020 so với 23,1% từ các nguồn tái tạo và gần 70% từ nhiên liệu hóa thạch.

Theo một báo cáo do các nhà nghiên cứu Liên Hợp Quốc công bố hôm 9.3, thảm họa hạt nhân Fukushima không gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe của người dân địa phương trong 10 năm qua.

AFP dẫn lời bà Gillian Hirth - Chủ tịch Ủy ban Khoa học về Ảnh hưởng của Phóng xạ Nguyên tử (UNSCEAR) của Liên Hợp Quốc - cho biết, kể từ báo cáo cuối cùng vào năm 2013, thảm họa hạt nhân xảy ra tại tỉnh Fukushima không gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe người dân địa phương trong 10 năm qua.

Trong một tuyên bố, Liên Hợp Quốc cho biết, báo cáo mới nhất đã củng cố nghiên cứu năm 2013 về ảnh hưởng của bức xạ từ vụ tai nạn. "Các nhà khoa học không ghi nhận bất cứ trường hợp nào cho thấy sức khỏe của người dân sống tại tỉnh Fukushima phải chịu những ảnh hưởng xấu trực tiếp liên quan tới việc phơi nhiễm phóng xạ từ sự cố nêu trên" - báo cáo của bà Hirth nêu rõ.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên Hợp Quốc cũng nói rằng, không có bằng chứng cho thấy thảm họa có bất kỳ ảnh hưởng lớn nào đến sức khỏe người dân. Người đứng đầu IAEA Rafael Grossi cho biết trong một tuyên bố: “Mặc dù những thiệt hại xảy ra sau đó khiến phóng xạ được thải ra môi trường, các nhà khoa học không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy điều này gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Tuy nhiên, một bài học quan trọng của Fukushima là các cơ quan quản lý phải mạnh mẽ, độc lập và có đủ nguồn lực" - ông Grossi nói.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

10 năm thảm họa Fukushima: Những nỗ lực hồi sinh vùng đất chết

Hà Huyền |

Trận động đất mạnh 9,1 độ richter xảy ra ngày 11.3.2011 kéo theo sóng thần cao 40 mét gây thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản.

Nhật Bản: Phát hiện hài cốt người mất tích sau 10 năm thảm họa sóng thần

Bảo Châu |

Nhật Bản vừa phát hiện và xác định danh tính hài cốt một phụ nữ mất tích trong thảm họa sóng thần kinh hoàng 2011.

Hoàn thành loại bỏ nhiên liệu uranium qua sử dụng tại nhà máy Fukushima

Khánh Ly |

Tập đoàn Tepco cho biết đã loại bỏ thành công nhiên liệu uranium qua sử dụng ra khỏi một lò phản ứng bị hư hại. Đây là bước quan trọng trong quá trình dọn dẹp nhà máy Fukushima sau thảm họa hạt nhân một thập kỷ trước.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

10 năm thảm họa Fukushima: Những nỗ lực hồi sinh vùng đất chết

Hà Huyền |

Trận động đất mạnh 9,1 độ richter xảy ra ngày 11.3.2011 kéo theo sóng thần cao 40 mét gây thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản.

Nhật Bản: Phát hiện hài cốt người mất tích sau 10 năm thảm họa sóng thần

Bảo Châu |

Nhật Bản vừa phát hiện và xác định danh tính hài cốt một phụ nữ mất tích trong thảm họa sóng thần kinh hoàng 2011.

Hoàn thành loại bỏ nhiên liệu uranium qua sử dụng tại nhà máy Fukushima

Khánh Ly |

Tập đoàn Tepco cho biết đã loại bỏ thành công nhiên liệu uranium qua sử dụng ra khỏi một lò phản ứng bị hư hại. Đây là bước quan trọng trong quá trình dọn dẹp nhà máy Fukushima sau thảm họa hạt nhân một thập kỷ trước.