10 bức ảnh Trái đất đẹp đến nghẹt thở chụp từ vệ tinh

Hải Anh |

10 hình ảnh Trái đất đẹp ngỡ ngàng được chụp từ vệ tinh mang tới cái nhìn độc nhất vô nhị về hành tinh của chúng ta.

Dự án vệ tinh Landsat của NASA và Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ đã chụp được hơn 9 triệu hình ảnh bề mặt Trái đất kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 1972.

Tổng cộng có 8 vệ tinh Landsat đã được phóng lên vũ trụ kể từ thời điểm đó và vệ tinh thứ 9 sẽ được phóng vào tháng 9 tới.

Trong suốt thời gian hoạt động lâu kỷ lục về quan sát Trái đất, ảnh Trái đất do vệ tinh Landsat chụp đã được sử dụng trong hơn 18.000 bài báo khoa học.

Nhân kỷ niệm 50 năm của dự án vệ tinh Landsat, Đài quan sát Trái đất đang tổ chức cuộc thi để chọn ra những bức ảnh Landsat đẹp nhất mọi thời đại.

Đồng bằng Atchafalaya ở Louisiana, Mỹ, được vệ tinh Landsat 8 chụp ngày 1.12.2016. Bức ảnh này đã được can thiệp màu để “nhấn mạnh sự khác biệt giữa đất và nước, đồng thời cho phép người xem để quan sát trầm tích trong nước“, theo Đài quan sát Trái đất. Đây là một trong số 10.000 hình ảnh vệ tinh Landsat chụp khu vực này từ năm 1982 đến năm 2016. Ảnh: NASA
Đồng bằng Atchafalaya ở Louisiana, Mỹ, được vệ tinh Landsat 8 chụp ngày 1.12.2016. Bức ảnh này đã được can thiệp màu để “nhấn mạnh sự khác biệt giữa đất và nước, đồng thời cho phép người xem để quan sát trầm tích trong nước“, theo Đài quan sát Trái đất. Đây là một trong số 10.000 hình ảnh vệ tinh Landsat chụp khu vực này từ năm 1982 đến năm 2016. Ảnh: NASA
Theo Đài quan sát Trái đất, bức ảnh này được vệ tinh Landsat 8 chụp ngày 13.11.2019. Ảnh cho thấy sự tương phản màu sắc nổi bật giữa biển cát Namib -  sa mạc ven biển duy nhất trên thế giới, rộng hơn 26.000 km vuông và những ngọn núi đá ở Công viên Namib -Naukluft thuộc Namibia. Cát có màu đỏ cam do có oxit sắt. Sông Kuiseb ngăn cát lấn vào núi. Ảnh: NASA
Theo Đài quan sát Trái đất, bức ảnh này được vệ tinh Landsat 8 chụp ngày 13.11.2019. Ảnh cho thấy sự tương phản màu sắc nổi bật giữa biển cát Namib - sa mạc ven biển duy nhất trên thế giới, rộng hơn 26.000 km vuông và những ngọn núi đá ở Công viên Namib-Naukluft thuộc Namibia. Cát có màu đỏ cam do có oxit sắt. Sông Kuiseb ngăn cát lấn vào núi. Ảnh: NASA
Ảnh đồng bằng Yukon-Kuskokwim, nơi sông Yukon đổ vào biển Bering ở Alaska, Mỹ. Ảnh được vệ tinh Landsat 8 chụp ngày 19.5.2021. Ảnh: NASA
Ảnh đồng bằng Yukon-Kuskokwim, nơi sông Yukon đổ vào biển Bering ở Alaska, Mỹ. Ảnh được vệ tinh Landsat 8 chụp ngày 19.5.2021. Ảnh: NASA
Vệ tinh Landsat 8 chụp những gợn sóng kỳ lạ trên những ngọn đồi xung quanh sông Markha ở miền bắc nước Nga vào ngày 29.10.2020. Ảnh: NASA
Vệ tinh Landsat 8 chụp những gợn sóng kỳ lạ trên những ngọn đồi xung quanh sông Markha ở miền Bắc nước Nga vào ngày 29.10.2020. Ảnh: NASA
Vệ tinh quan sát Trái đất Landsat 8 đã chụp được hình ảnh ngày 25.9.2017 ở khu vực nông nghiệp tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. Các cấu trúc trong ảnh là những tấm che chắn bằng nhựa để trồng nhân sâm, ​theo Đài quan sát Trái đất.
Vệ tinh quan sát Trái đất Landsat 8 đã chụp được hình ảnh ngày 25.9.2017 ở khu vực nông nghiệp tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. Các cấu trúc trong ảnh là những tấm che chắn bằng nhựa để trồng nhân sâm, ​theo Đài quan sát Trái đất.
Những ngọn núi hình thành ở ranh giới giữa hai mảng kiến ​​tạo ở trung tâm Pennsylvania, Mỹ. Ảnh được vệ tinh Landsat 8 chụp tháng 11.2020. Ảnh: NASA
Những ngọn núi hình thành ở ranh giới giữa hai mảng kiến ​​tạo ở trung tâm Pennsylvania, Mỹ. Ảnh được vệ tinh Landsat 8 chụp tháng 11.2020. Ảnh: NASA
Ảnh chụp Trái đất với màu sắc tự nhiên tuyệt đẹp này được vệ tinh Landsat 8 chụp tháng 10.2020. Trong ảnh là loài tảo nở hoa xung quanh quần đảo Jason, quần đảo ở nam Đại Tây Dương. Những xoáy màu xanh sữa là do tảo quang hợp phát triển nhanh chóng, theo Đài quan sát Trái đất. Ảnh: NASA
Ảnh chụp Trái đất với màu sắc tự nhiên tuyệt đẹp này được vệ tinh Landsat 8 chụp tháng 10.2020. Trong ảnh là loài tảo nở hoa xung quanh quần đảo Jason, quần đảo ở nam Đại Tây Dương. Những xoáy màu xanh sữa là do tảo quang hợp phát triển nhanh chóng, theo Đài quan sát Trái đất. Ảnh: NASA
Hồ Natron màu đỏ như máu ở Tanzania được vệ tinh Landsat 8 chụp đầu năm 2017. Hồ Natron là một hồ kiềm. Màu sắc ấn tượng trong bức ảnh này có liên quan tới hỗn hợp nóng chảy của muối natri cacbonat và canxi cacbonat từ những núi lửa gần đó đi vào nước hồ thông qua các suối nước nóng. Với nhiệt độ trung bình 40 độ C và lượng mưa ít hơn 500mm mỗi năm, đây là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất, theo Đài quan sát Trái đất. Ảnh: NASA
Hồ Natron màu đỏ như máu ở Tanzania được vệ tinh Landsat 8 chụp đầu năm 2017. Hồ Natron là một hồ kiềm. Màu sắc ấn tượng trong bức ảnh này có liên quan tới hỗn hợp nóng chảy của muối natri cacbonat và canxi cacbonat từ những núi lửa gần đó đi vào nước hồ thông qua các suối nước nóng. Với nhiệt độ trung bình 40 độ C và lượng mưa ít hơn 500mm mỗi năm, đây là một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất, theo Đài quan sát Trái đất. Ảnh: NASA
Eo biển Sannikov ở phía bắc của lục địa Nga. Ảnh được Landsat 8 chụp năm 2016. Bức ảnh này cho thấy tảng băng vỡ ra trong mùa hè và tạo ra một bức tranh toàn cảnh những mảnh ghép băn giá đẹp như tranh vẽ. Ảnh: NASA
Eo biển Sannikov ở phía bắc của lục địa Nga. Ảnh được Landsat 8 chụp năm 2016. Bức ảnh này cho thấy tảng băng vỡ ra trong mùa hè và tạo ra một bức tranh toàn cảnh những mảnh ghép băn giá đẹp như tranh vẽ. Ảnh: NASA
Đài quan sát Trái đất cho hay, mảng hình khối đầy màu sắc này là vùng muối  Salar de Atacama ở Chile được vệ tinh chụp năm 2018. Màu sắc khác nhau trong ảnh chụp từ vệ tinh là kết quả của các giai đoạn khác nhau của quá trình bay hơi lithium. Ảnh: NASA
Đài quan sát Trái đất cho hay, mảng hình khối đầy màu sắc này là vùng muối Salar de Atacama ở Chile được vệ tinh chụp năm 2018. Màu sắc khác nhau trong ảnh chụp từ vệ tinh là kết quả của các giai đoạn khác nhau của quá trình bay hơi lithium. Ảnh: NASA
Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Tên lửa Ấn Độ gặp sự cố khi phóng, vệ tinh theo dõi Trái đất rơi xuống biển

Phương Linh |

Reuters dẫn nguồn tin từ cơ quan vũ trụ Ấn Độ cho biết, một tên lửa Ấn Độ mang theo một vệ tinh quan sát Trái đất đã thất bại trong vụ phóng ngày 12.8.

NASA đổ lỗi cho kết cấu đất đá khi mẫu vật sao Hỏa biến mất bí ẩn

Thanh Hà |

NASA đang đổ lỗi cho đá mềm bất thường về sự cố lấy mẫu vật trên sao Hỏa.

Xác định thời điểm tiểu hành tinh Bennu có nguy cơ lao vào Trái đất

Thanh Hà |

Tiểu hành tinh Bennu có 1 trong 1.750 cơ hội va vào Trái đất từ ​​nay đến năm 2300.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tên lửa Ấn Độ gặp sự cố khi phóng, vệ tinh theo dõi Trái đất rơi xuống biển

Phương Linh |

Reuters dẫn nguồn tin từ cơ quan vũ trụ Ấn Độ cho biết, một tên lửa Ấn Độ mang theo một vệ tinh quan sát Trái đất đã thất bại trong vụ phóng ngày 12.8.

NASA đổ lỗi cho kết cấu đất đá khi mẫu vật sao Hỏa biến mất bí ẩn

Thanh Hà |

NASA đang đổ lỗi cho đá mềm bất thường về sự cố lấy mẫu vật trên sao Hỏa.

Xác định thời điểm tiểu hành tinh Bennu có nguy cơ lao vào Trái đất

Thanh Hà |

Tiểu hành tinh Bennu có 1 trong 1.750 cơ hội va vào Trái đất từ ​​nay đến năm 2300.