Tiếng nước tôi

Bích Thuỷ |

Đi lạc trong khu vườn tượng của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tại Đà Lạt, tôi bất ngờ gặp tượng của ngài Alexandre de Rhodes bên cạnh những chân dung của các học giả Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh; các nhạc sĩ Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, nhà văn Nguyễn Tuân, Sơn Nam; nhà thơ Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Lưu Trọng Lư, Phùng Quán, Bùi Giáng...

Tượng của ngài Alexandre de Rhodes.
Tượng của ngài Alexandre de Rhodes.
Tôi như bị choáng ngợp, thôi miên bởi thần thái và sự oai vệ của Alexandre de Rhodes. Và bên tai lúc ấy, không hiểu sao lại chợt văng vẳng từng lời êm ái, ngọt ngào của bài Tình ca, do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác: "Tôi yêu tiếng nước tôi/Từ khi mới ra đời người ơi/Mẹ hiền ru những câu xa vời/À à ơi, tiếng ru muôn đời/ Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui/Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi/Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi/Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!"

Và không nhiều người biết, bức tượng Alexandre de Rhodes này ra đời từ một ước nguyện lúc sinh thời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng- tác giả bức tượng kể: "Khi về nghỉ hưu trí, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nghĩ nhiều hơn về công lao của Alexandre de Rhodes. Ông nói: "Chúng ta - dân tộc Việt Nam mang ơn ông ấy (Alexandre de Rhodes) là một sự thật!".

Và thế là ông đã mời tôi và nhà sử học Dương Trung Quốc đến nhà ở TP.HCM để "đặt hàng", nhờ tạc cho được một bức tượng về Alexandre de Rhodes. Ông bảo trước hết cho chính ông, để ông với tư cách một người Việt tỏ lòng tri ân người có công đóng góp cho dân tộc yêu dấu của mình... Cố thủ tướng đã tâm sự với tôi và ông Dương Trung Quốc: "Ước nguyện của tôi là bức tượng Alexandre de Rhodes được đặt ở Thủ đô Hà Nội, chúng ta biểu thị một sự hàm ơn và vinh danh người có công, tỏ rõ sự quý trọng văn hóa, khoa học...".

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng nói "đó là cơ duyên mà tôi đã quyết tâm hoàn thành bức tượng Alexandre de Rhodes cao 3m, rộng 2m, nặng 43 tấn làm từ đá hoa cương tại một ngọn núi của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Nhưng cho đến khi cố thủ tướng Võ Văn Kiệt ra đi, tâm nguyên của ông vẫn chưa thành.

Đến hôm nay sau gần 10 năm, bức tượng đó vẫn đang nằm trong khuôn viên ký túc xá trường Đại học Quốc gia tại Linh Trung (Thủ Đức, TP.HCM). Niềm mong mỏi của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng là niềm mong mỏi của tôi. Và thực tế tôi đã tạc 3 bức tượng Alexandre de Rhodes. Bức đầu tiên bằng đồng, bức thứ hai bằng đá hiện đang đặt tại khu vườn tượng của tôi tại Đà Lạt và bức thứ ba do cố thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu".

Linh mục Alexandre de Rhodes (cha Đắc Lộ), sinh tại Avignon, miền nam nước Pháp. Ông sinh năm 1591. Đầu năm 1625, Alexandre cùng với bốn cha dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến Hội An. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Trong vòng 20 năm, ông bị trục xuất đến sáu lần. Nhưng sau cả sáu lần ấy, ông đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép. Ông đến truyền giáo ở Đàng Trong vào năm 1625 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ở Đàng Ngoài vào năm 1626 dưới thời chúa Trịnh Tráng. Vào năm 1651, ông cho in cuốn "Từ điển Việt-Bồ-La" (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

Bích Thuỷ
TIN LIÊN QUAN

Những chú chó của Đinh Công Đạt

thủy nguyên |

Từ hơn 10 năm trước, nhà điêu khắc Đinh Công Đạt đã nghĩ đến việc tạo hình những chú chó “giống như là gấp giấy mà thành” (hay nói như họa sỹ Lê Thiết Cương là những “khối đa diện”). Đón Tết Mậu Tuất 2018, thêm lần nữa, anh lại hứng khởi với lựa chọn mình từng tâm đắc, bằng những sáng tạo mới.

Một cách nhìn về Netsuke - Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại

HẢI AN |

Nhân kỷ niệm 45 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 26.1 vừa qua, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đã khai mạc triển lãm “Netsuke - Nghệ thuật Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại” tại Hà Nội, với 65 tác phẩm của 64 nghệ nhân. Đến với triển lãm, người xem được chiêm ngưỡng và“thưởng thức bằng cả xúc giác” những tác phẩm thủ công mang đậm phẩm chất của người tạo ra chúng.

Người tạo “hồn” cho gỗ lũa

Phố Nhơn |

“Vẻ đẹp của gỗ lũa thường ẩn giấu, nên người tạo tác phải có con mắt quan sát tinh tường, liên tưởng phong phú, mới phát hiện ra được. Tôi thường có sáng tạo tác phẩm vào lúc… 1 giờ sáng. Đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất mà mình có thể tìm được mối giao cảm với gỗ lũa”, ông Hồ Văn Trúc (63 tuổi, ở tổ 4, khu phố Kim Châu, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tâm sự.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Những chú chó của Đinh Công Đạt

thủy nguyên |

Từ hơn 10 năm trước, nhà điêu khắc Đinh Công Đạt đã nghĩ đến việc tạo hình những chú chó “giống như là gấp giấy mà thành” (hay nói như họa sỹ Lê Thiết Cương là những “khối đa diện”). Đón Tết Mậu Tuất 2018, thêm lần nữa, anh lại hứng khởi với lựa chọn mình từng tâm đắc, bằng những sáng tạo mới.

Một cách nhìn về Netsuke - Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại

HẢI AN |

Nhân kỷ niệm 45 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, ngày 26.1 vừa qua, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đã khai mạc triển lãm “Netsuke - Nghệ thuật Điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại” tại Hà Nội, với 65 tác phẩm của 64 nghệ nhân. Đến với triển lãm, người xem được chiêm ngưỡng và“thưởng thức bằng cả xúc giác” những tác phẩm thủ công mang đậm phẩm chất của người tạo ra chúng.

Người tạo “hồn” cho gỗ lũa

Phố Nhơn |

“Vẻ đẹp của gỗ lũa thường ẩn giấu, nên người tạo tác phải có con mắt quan sát tinh tường, liên tưởng phong phú, mới phát hiện ra được. Tôi thường có sáng tạo tác phẩm vào lúc… 1 giờ sáng. Đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất mà mình có thể tìm được mối giao cảm với gỗ lũa”, ông Hồ Văn Trúc (63 tuổi, ở tổ 4, khu phố Kim Châu, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) tâm sự.