Thị hiếu

đỗ phấn |

Theo định nghĩa của nhiều từ điển tầm cỡ quốc gia thì “Thị hiếu” có nghĩa là sở thích của số đông trong một giai đoạn nhất định. Nếu chỉ đơn giản thế đã chẳng có chuyện gì để nói.

Trước hết, thị hiếu không chỉ gắn với số đông. Và nhiều khi cũng không có giai đoạn nhất định. Thị hiếu gắn với tầng lớp của mình. Bác nông dân ngồi dạng tè he bên bờ ruộng viên mãn rít điếu thuốc lào không phải là thị hiếu của tầng lớp quan cách. Cô gái nhảy trang điểm lòe loẹt không phải là thị hiếu của con gái nhà lành kín đáo.

Tương tự như vậy, anh trí thức mắt kính dày cộp không phải là sở thích của chị bán cá tay năm tay mười ngoài chợ. Nam nhà thơ chưa bao giờ lọt vào mắt xanh của những cô em nõn nà vàng đeo đỏ người.

Thị hiếu cũng không hẳn nằm trong một giai đoạn nhất định nào cả. Bằng chứng là khi bước chân vào bảo tàng Louvre ở Paris thì đứng trước bức tranh La Gioconda của Leonardo da Vinci luôn có một biển người.

Ta cũng biết rằng đó là thị hiếu của những năm đầu tiên thế kỷ XVI thời kỳ Phục hưng Italia cách chúng ta vừa tròn năm thế kỷ.

Thị hiếu hiểu theo nghĩa số đông trong một khoảng thời gian nhất định chỉ là thị hiếu bình dân có tính ngắn hạn. Và tất nhiên chất lượng nghệ thuật không nhiều nếu xét trên bình diện văn hóa. Đại khái như đã có thời kỳ thanh niên Hà Nội đua nhau mặc những chiếc quần ống loe thướt tha ẻo lả kèm với áo sơ mi bó chẽn. Cũng chỉ là bắt chước lối ăn mặc nước ngoài.

Về phương diện thời trang thì hình như người Việt chưa bao giờ tạo ra được một phong trào nào đủ mạnh cả. Cũng chẳng có chiếc mũ bảo hiểm nào được ưa chuộng nhất so với những mũ khác.

Văn học nghệ thuật tưởng rằng là nơi sáng tạo đáp ứng thị hiếu đương thời mà cũng không phải. Nó ngạc nhiên thay lại chỉ đáp ứng thị hiếu của một số ít trong xã hội. Những “thơ bậc thềm” xuống dòng vô tội vạ chẳng cần vần vèo chỉ một số ít trong những nhà thơ đọc với nhau. Ế hàng đến mức gần như không còn nhà thơ nào mang thơ tự in đi gửi bán nữa.

Chẳng phải vì nó không hay. Chỉ là thị hiếu ấy người bình thường không tiêu hóa nổi. Văn chương loay hoay cách tân vài chục năm hình như bây giờ lại quay về điểm xuất phát.

Người ta bắt đầu ca ngợi những tác phẩm kể một câu chuyện thật dưới mức thật thà. Đơn giản vì tác giả chưa bao giờ là Vũ Trọng Phụng. Hơn nữa tác giả lại là người đôi khi thuê nhà văn viết về chính mình.

Những câu chuyện này có đến hai lần vô can. Lần đầu là chuyện riêng của mình chỉ mình mình biết. Lần thứ hai là người chấp bút chỉ ghi theo lời kể mà thôi. Những hồi ký và tự truyện kiểu này rất ít tinh thần trách nhiệm.

Hội họa mới là nơi phát tiết ra nhiều thị hiếu đáng kinh ngạc. Những lắp ghép đầu Ngô mình Sở và những tuyên ngôn hùng hồn đến mức như đã tạo ra hẳn một trường phái đến nơi rồi.

Như có anh chàng Việt kiều nào đó tự nhận mình là người sáng tạo ra trường phái “Upside down” chẳng hạn. Anh ấy vẽ người đứng lộn ngược y như họa sĩ Georg Baselitz ở Đức từng làm cách đây hơn nửa thế kỷ rồi. Thị hiếu hội họa của dân phố có rất ít thay đổi trong vòng hơn nửa thế kỷ qua.

Thay vì dòng tranh Bờ Hồ được bày bán quanh bờ hồ Hoàn Kiếm và những khu phố lân cận ngày xưa thì nay có cả một con phố Nguyễn Thái Học cũng bày bán những tranh tương tự. Nó vẫn nhộn nhịp vì mức độ tiêu thụ ngày một tăng cao.

Mức độ cao hơn một chút có vài gallery bày tranh nghệ thuật. Cũng là thứ nghệ thuật thị trường thẩm mỹ bình dân mà thôi. Những tác giả bán chạy không hẳn là họa sĩ có đủ phẩm chất tay nghề.

Vài năm gần đây có hiện tượng khách hàng săn lùng các tác phẩm của họa sĩ được đào tạo từ thời Trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Chẳng biết có nên gọi là thị hiếu thẩm mỹ của thị dân được nâng lên hay không nữa? Tất nhiên những người chơi các tác phẩm này là số rất nhỏ có tiền. Thế nhưng nó có sức lan tỏa, hướng dẫn dư luận xã hội rất lớn.

Nhiều phòng tranh tổ chức những cuộc đấu giá trong nước đã làm sống lại cả một thời kỳ đầu tiên của nghệ thuật hàn lâm Việt Nam. Rất nhiều họa sĩ gần như đã bị lãng quên thì nay bỗng trở nên có giá. Cùng với nó là những cuộc đấu giá quốc tế mở ra rầm rộ trong khu vực cũng hướng đến các họa sĩ Đông Dương.

Những bức tranh được bán đã lên đến tiền triệu USD. Khá nhiều các nhà sưu tập Việt chiến thắng trong những cuộc đấu giá như vậy. Và họ cũng gặt hái khá nhiều thành công trong việc bán lại tác phẩm cho người trong nước.

Vào nhà quan chức bây giờ hiếm thấy ai còn bày những lông công và tượng gỗ Quan Vân Trường nữa. Thường thì phải có vài bức tranh của họa sĩ tên tuổi. Cao hơn sẽ là tác phẩm của các bậc thầy mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Bùi Xuân Phái... Thị hiếu trong trường hợp này đôi khi không còn là thứ con mắt nhìn thấy nữa. Nó là cảm nhận của đôi tai.

Âm nhạc hàn lâm và âm nhạc thị trường vẫn đang còn trong vòng tranh cãi chưa có hồi kết. Thị trường sôi động hái ra tiền và hàn lâm hiu hắt chạy vạy. Boléro phổ cập từ xe đẩy bán kim băng thuốc chuột cho đến tận nhà hát quốc gia. Chưa bao giờ thị hiếu âm nhạc phân hóa triệt để đến thế.

“Thôi cũng đành một thoáng chiêm bao...”. (Như chiếc que diêm - Từ Công Phụng).

10.2018

đỗ phấn
TIN LIÊN QUAN

Ca sĩ trong Nam và hải ngoại “Bắc Tiến” làm show ở Hà Nội: Khi cơn gió thị hiếu đổi chiều

MINH THI |

Trong khi thị trường ca nhạc tại TP.Hồ Chí Minh vắng lặng và chỉ tồn tại cầm chừng ở các phòng trà thì ngược lại, từ ca sĩ hải ngoại cho đến ca sĩ trong nước đều đổ xô về Hà Nội làm chương trình lớn.

Giải thưởng kỹ thuật số POPS Awards có đo được thị hiếu khán giả?

MINH THI |

Năm nay, giải thưởng kỹ thuật số POPS Awards lần thứ 3 diễn ra trong bối cảnh ngành giải trí kỹ thuật số Việt Nam tiếp tục phát triển bùng nổ. Theo số liệu mới nhất từ đơn vị tổ chức POPS Worldwide, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số lượt xem trên hệ thống kênh của POPS Worldwide trong năm 2016 đã vượt hơn 15 tỉ, tăng gấp đôi so với năm 2015. Số lượng đối tác của POPS cũng tăng gấp đôi, lên con số 1.500 đối tác.

Khi thị hiếu thẩm mỹ dần trở nên tiêu cực

|

Không còn xa lạ với việc hằng ngày chúng ta thường xuyên lên án các hiện tượng "thảm họa" âm nhạc, thời trang. Thế nhưng, ngày càng nhiều bộ phận trẻ lại đang dần thay đổi theo chiều hướng tiêu cực đó. Điều này đặt ra vấn đề về giáo dục định hướng về cái đẹp về thưởng thức nghệ thuật có chọn lọc cho giới trẻ.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Ca sĩ trong Nam và hải ngoại “Bắc Tiến” làm show ở Hà Nội: Khi cơn gió thị hiếu đổi chiều

MINH THI |

Trong khi thị trường ca nhạc tại TP.Hồ Chí Minh vắng lặng và chỉ tồn tại cầm chừng ở các phòng trà thì ngược lại, từ ca sĩ hải ngoại cho đến ca sĩ trong nước đều đổ xô về Hà Nội làm chương trình lớn.

Giải thưởng kỹ thuật số POPS Awards có đo được thị hiếu khán giả?

MINH THI |

Năm nay, giải thưởng kỹ thuật số POPS Awards lần thứ 3 diễn ra trong bối cảnh ngành giải trí kỹ thuật số Việt Nam tiếp tục phát triển bùng nổ. Theo số liệu mới nhất từ đơn vị tổ chức POPS Worldwide, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số lượt xem trên hệ thống kênh của POPS Worldwide trong năm 2016 đã vượt hơn 15 tỉ, tăng gấp đôi so với năm 2015. Số lượng đối tác của POPS cũng tăng gấp đôi, lên con số 1.500 đối tác.

Khi thị hiếu thẩm mỹ dần trở nên tiêu cực

|

Không còn xa lạ với việc hằng ngày chúng ta thường xuyên lên án các hiện tượng "thảm họa" âm nhạc, thời trang. Thế nhưng, ngày càng nhiều bộ phận trẻ lại đang dần thay đổi theo chiều hướng tiêu cực đó. Điều này đặt ra vấn đề về giáo dục định hướng về cái đẹp về thưởng thức nghệ thuật có chọn lọc cho giới trẻ.