Tản mạn: Thèm nhớ hoang vu

Đỗ Doãn Hoàng |

Nửa đời xa quê của tôi là nửa đời không được sống dưới bóng rừng, không được lăn trên rơm rạ. Có lần, ở Hà Nội, lại đang bối rối đau khổ khi chăm bậc phụ mẫu thập tử nhất sinh trong Bệnh viện Bạch Mai. Chợt ngoài lùm cổ thụ từ thời thuộc Pháp cất lên một tiếng gù xao xuyến của chim gáy khiến tôi phải kêu thầm “Mày làm nao lòng thế thì tao chịu sao được, hả giời!”.

Nhưng lạ sao, ngày nào tôi cũng ra hiên phòng cấp cứu để được nghe tiếng chim gù ấy. Một hôm, có gã quần soóc xách súng hơi, lẻn dưới gốc cây thâm u và xiết cò. Con chim màu đồng cỏ khô cháy ấy rụng xuống, cắt ngang cơn xúc động gai người cùng cả hồi ức về những mùa lúa chín của tôi.

Bỗng lại nhớ đàn sóc ở gần Đại sứ quán Pháp trên khu phố Trần Hưng Đạo, Bà Triệu. Ngày nào chúng cũng nhảy nhót từ vòm trời xanh phía phố Bà Triệu, băng trên đầu dòng xe cộ như nước chảy để sang với các phố Hàm Long, Trần Hưng Đạo. Nhí nhoáy, đuôi vồng lên những đường cong của lá và núi. Ông cụ thọt chân mấy chục năm bán hàng ở 64 Bà Triệu thường chọn lúc trưa thật vắng vẻ để dụ đàn sóc xuống ăn. Sau này người ta đốn bớt cành lá, sóc không “bay” sang đường ở góc trời xanh thắm đó được nữa. Chúng cũng không dám xuống đường vượt đèn đỏ, vì phố xá lúc nào cũng ầm ầm, kể cả sau 0 giờ.

Ở đền Núi Nùng trong Bách Thảo cũng có một đàn sóc đuôi bông tuyệt sắc. Chúng thường xuống quán của hai ông bà già để kiếm đồ ăn. Chúng bò lom khom, áp mình vào vỏ cây mà ngủ còng queo. Hứng lên búng nhanh như... sóc. Đuôi chúng lồng phồng, phất phơ, chao liệng theo từng bước chuyền cành. Cảnh cho sóc ăn, chúng bước bàn chân nhỏ xíu vào tay người cầm bỏng ngô mà tranh nhau chén. Cảnh sum vầy giữa người và lũ hoang thú nhỏ chẳng kéo dài được bao lâu.

Tôi chụp, các con tôi xem ảnh đòi bố đưa đi xem sóc cho bằng được. Sóc chuột đứng bằng hai chân, tự tin và ríu ran múa những điệu dân vũ tuyệt kỹ trong phim thiếu nhi đã ám ảnh chúng. Bố con tôi leo núi Nùng và vói mặt tìm cả buổi. Người ta tập thể dục với những cỗ loa thùng đinh tai nhức óc. Một cụ bà nghiến răng: “Mấy thằng bố láo nó bẫy hết sóc đẹp rồi cháu ơi! Chúng là giống ngốc nghếch. Chết vì cái đuôi và cặp mắt nâu trong”. Chúng bị bẫy như bẫy chuột và đem ra bán ở cửa hàng sóc nuôi làm cảnh. Chao ôi, lên mạng tìm thì đúng là dịch vụ bắt sóc đem nhốt vào lồng để bán đang là món chơi hốt bạc.

Bất giác, nỗi thèm nhớ hoang vu trong lòng tôi nghe như băng vỡ.

Đỗ Doãn Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Chuyện dọc đường: Nợ giang hồ

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

1. Mỗi lần đi Châu Phi, tôi đều thấy hơi ấm của Lục địa đen cứ tỏa mãi sang mình. Cướp bóc, giết chóc, đói khát, dịch bệnh ở đâu chẳng biết.

Tản mạn: Cá rô đâm xóc bồi hồi

LÊ TUYẾT |

Những ngày tháng 6, Sài Gòn ẩm ương đến lạ. Sáng sớm có mưa lùn phùn, lành lạnh. Xốc lại cái áo đi làm, tôi buột miệng nói với chồng, cũng chẳng quan tâm anh có nghe không: “Cứ như tháng 10 mùa lụt quê em. Trời này, có món cá rô đâm xóc, ăn với cơm nóng thì ngon biết mấy”. Hình như, cả chục năm rồi, tôi không được ăn món cá rô đâm xóc của ba tôi.

Tản mạn: Cá rô đâm xóc bồi hồi

LÊ TUYẾT |

Những ngày tháng 6, Sài Gòn ẩm ương đến lạ. Sáng sớm có mưa lùn phùn, lành lạnh. Xốc lại cái áo đi làm, tôi buột miệng nói với chồng, cũng chẳng quan tâm anh có nghe không: “Cứ như tháng 10 mùa lụt quê em. Trời này, có món cá rô đâm xóc, ăn với cơm nóng thì ngon biết mấy”. Hình như, cả chục năm rồi, tôi không được ăn món cá rô đâm xóc của ba tôi.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Chuyện dọc đường: Nợ giang hồ

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

1. Mỗi lần đi Châu Phi, tôi đều thấy hơi ấm của Lục địa đen cứ tỏa mãi sang mình. Cướp bóc, giết chóc, đói khát, dịch bệnh ở đâu chẳng biết.

Tản mạn: Cá rô đâm xóc bồi hồi

LÊ TUYẾT |

Những ngày tháng 6, Sài Gòn ẩm ương đến lạ. Sáng sớm có mưa lùn phùn, lành lạnh. Xốc lại cái áo đi làm, tôi buột miệng nói với chồng, cũng chẳng quan tâm anh có nghe không: “Cứ như tháng 10 mùa lụt quê em. Trời này, có món cá rô đâm xóc, ăn với cơm nóng thì ngon biết mấy”. Hình như, cả chục năm rồi, tôi không được ăn món cá rô đâm xóc của ba tôi.

Tản mạn: Cá rô đâm xóc bồi hồi

LÊ TUYẾT |

Những ngày tháng 6, Sài Gòn ẩm ương đến lạ. Sáng sớm có mưa lùn phùn, lành lạnh. Xốc lại cái áo đi làm, tôi buột miệng nói với chồng, cũng chẳng quan tâm anh có nghe không: “Cứ như tháng 10 mùa lụt quê em. Trời này, có món cá rô đâm xóc, ăn với cơm nóng thì ngon biết mấy”. Hình như, cả chục năm rồi, tôi không được ăn món cá rô đâm xóc của ba tôi.