Tản mạn: Lời của bề trên

HOÀNG VĂN MINH |

“Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời” - đang chống cằm ngắm nghía cái tựa sách của Du Tử Lê trong quán cà phê vỉa hè thì giật mình bởi tiếng rao “Bánh tiêu đơơơơi” với chất giọng xứ Nẫu đặc trưng.

Thằng nhỏ tầm mười mấy tuổi, tay buông thõng, trên đầu đội cái mẹt chất đầy bánh tiêu, vừa đi vừa rao nhưng mắt lại lơ đãng nhìn phía trước như thể chẳng quan tâm đến người ta có mua hay không.

Nhìn thằng nhỏ, bỗng thấy mình như bị quẳng về một năm tháng nào đó mờ mịt sợ hãi. Thời của những người Chăm cũng tay buông thõng, áo ngũ sắc, đầu đội những thúng thuốc gia truyền đi bán dạo ở các vùng quê. “Ban ngày họ là người nhưng đêm đến họ là những con ma hời lưỡi dài quá gối…” - người lớn ở quê tôi thường thi thầm với nhau mỗi khi thấy họ đầu ngõ. Hồi đó còn nhỏ tôi chưa biết đó là những lời đồn nhảm nhí.

Nhưng rồi số phận lại run rủi đưa tôi kết thân với một cô gái Chăm tên là Sa Ni. Chúng tôi gặp nhau ở phố Hội, nơi Sa Ni trú tạm kiếm cơm bằng điệu múa Apsara hàng đêm. Buổi đầu Sa Ni rất cảnh giác với tôi vì em từng thề “chỉ ôm con trai Chăm thôi và không bao giờ cho phép ai khác kiểu như anh đụng vào thân thể!”.

Lần nào chuyện với tôi Sa Ni cũng thề, nhưng bẵng một thời gian lại bất ngờ gặp nàng ôm eo một họa sĩ đến từ đất Bắc. Có lần định hỏi Sa Ni chuyện lời thề khi chứng kiến chuyện này. Nhưng sau không hiểu sao lại bảo “thôi để anh ôm em một lần…” khi Sa Ni vừa bưng cái hũ trên đầu mình xuống khi kết thúc điệu múa ngay bên vệ đường để phục vụ tôi chụp ảnh. Chỉ là tôi đang muốn chiến thắng nỗi sợ hãi về lời đồn đại nhảm nhí những “người - ma hời” đầu đội thúng thuốc gia truyền năm nào bỗng dưng động đậy…

Hôm rồi gặp lại thằng nhỏ bán bánh tiêu mới biết nó tên là Huy, quê tận Phú Yên, theo mẹ ra Đà Nẵng, buổi đi học, buổi phụ mẹ bán bánh tiêu đã được mấy năm. Chuyện một lúc, con gái 8 tuổi của tôi xin mẹ mua một lúc 10 cái bánh tiêu để ủng hộ anh Huy. Hỏi mua nhiều thế làm sao con ăn hết? Con gái cười, bảo “lát nữa con con mang đến lớp tiếng Anh mời các bạn cùng ăn”.

Một lúc trên xe đi học, con gái buồn buồn bảo “anh Huy tội nghiệp quá ba hè. Nếu con lớn như ba, lúc nãy con đã cho anh Huy một triệu luôn rồi”. Ừ, thì, là, thôi cứ tập trắc ẩn thế đi đã, chuyện một triệu tính sau con gái ạ. Ngoài kia, hôm nay, ngày mai và nhiều năm tháng nữa, con sẽ còn rất nhiều cơ hội để sống thiện lương như con muốn.

Im lặng một lúc, con gái bất ngờ hỏi “trên đời này ba yêu ai nhất?”. Tôi không chần chừ: “Dĩ nhiên là ba yêu con nhất rồi”. Tưởng thoát phần hỏi đáp rồi, ai ngờ một lúc bảo “ba ơi, con thấy ba trả lời hình như có gì đó sai sai. Ba phải nói là ba yêu bản thân ba nhất mới đúng”, nghe cứ như bề trên phán xuống.

Ừ nhỉ! Hãy biết yêu mình trước đã...

HOÀNG VĂN MINH
TIN LIÊN QUAN

Tản mạn: Thèm nhớ hoang vu

Đỗ Doãn Hoàng |

Nửa đời xa quê của tôi là nửa đời không được sống dưới bóng rừng, không được lăn trên rơm rạ. Có lần, ở Hà Nội, lại đang bối rối đau khổ khi chăm bậc phụ mẫu thập tử nhất sinh trong Bệnh viện Bạch Mai. Chợt ngoài lùm cổ thụ từ thời thuộc Pháp cất lên một tiếng gù xao xuyến của chim gáy khiến tôi phải kêu thầm “Mày làm nao lòng thế thì tao chịu sao được, hả giời!”.

Tản mạn: Một chuyện kinh dị

NGÔ MAI PHONG |

Quê tôi có lệ sang cát vào cuối tháng 10. Khi đồng bãi gặt xong bắt đầu khô ráo. Đây cũng là mùa đêm đêm nhìn ra cánh đồng nơi nào cũng thấy có ánh lửa.

Tản mạn: Cá rô đâm xóc bồi hồi

LÊ TUYẾT |

Những ngày tháng 6, Sài Gòn ẩm ương đến lạ. Sáng sớm có mưa lùn phùn, lành lạnh. Xốc lại cái áo đi làm, tôi buột miệng nói với chồng, cũng chẳng quan tâm anh có nghe không: “Cứ như tháng 10 mùa lụt quê em. Trời này, có món cá rô đâm xóc, ăn với cơm nóng thì ngon biết mấy”. Hình như, cả chục năm rồi, tôi không được ăn món cá rô đâm xóc của ba tôi.

Tản mạn: Cá rô đâm xóc bồi hồi

LÊ TUYẾT |

Những ngày tháng 6, Sài Gòn ẩm ương đến lạ. Sáng sớm có mưa lùn phùn, lành lạnh. Xốc lại cái áo đi làm, tôi buột miệng nói với chồng, cũng chẳng quan tâm anh có nghe không: “Cứ như tháng 10 mùa lụt quê em. Trời này, có món cá rô đâm xóc, ăn với cơm nóng thì ngon biết mấy”. Hình như, cả chục năm rồi, tôi không được ăn món cá rô đâm xóc của ba tôi.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Tản mạn: Thèm nhớ hoang vu

Đỗ Doãn Hoàng |

Nửa đời xa quê của tôi là nửa đời không được sống dưới bóng rừng, không được lăn trên rơm rạ. Có lần, ở Hà Nội, lại đang bối rối đau khổ khi chăm bậc phụ mẫu thập tử nhất sinh trong Bệnh viện Bạch Mai. Chợt ngoài lùm cổ thụ từ thời thuộc Pháp cất lên một tiếng gù xao xuyến của chim gáy khiến tôi phải kêu thầm “Mày làm nao lòng thế thì tao chịu sao được, hả giời!”.

Tản mạn: Một chuyện kinh dị

NGÔ MAI PHONG |

Quê tôi có lệ sang cát vào cuối tháng 10. Khi đồng bãi gặt xong bắt đầu khô ráo. Đây cũng là mùa đêm đêm nhìn ra cánh đồng nơi nào cũng thấy có ánh lửa.

Tản mạn: Cá rô đâm xóc bồi hồi

LÊ TUYẾT |

Những ngày tháng 6, Sài Gòn ẩm ương đến lạ. Sáng sớm có mưa lùn phùn, lành lạnh. Xốc lại cái áo đi làm, tôi buột miệng nói với chồng, cũng chẳng quan tâm anh có nghe không: “Cứ như tháng 10 mùa lụt quê em. Trời này, có món cá rô đâm xóc, ăn với cơm nóng thì ngon biết mấy”. Hình như, cả chục năm rồi, tôi không được ăn món cá rô đâm xóc của ba tôi.

Tản mạn: Cá rô đâm xóc bồi hồi

LÊ TUYẾT |

Những ngày tháng 6, Sài Gòn ẩm ương đến lạ. Sáng sớm có mưa lùn phùn, lành lạnh. Xốc lại cái áo đi làm, tôi buột miệng nói với chồng, cũng chẳng quan tâm anh có nghe không: “Cứ như tháng 10 mùa lụt quê em. Trời này, có món cá rô đâm xóc, ăn với cơm nóng thì ngon biết mấy”. Hình như, cả chục năm rồi, tôi không được ăn món cá rô đâm xóc của ba tôi.