Đặt lên bàn cân

đỗ phấn |

“Đặt lên bàn cân” là thành ngữ cổ của người Việt nói về sự so đo tính toán thiệt hơn trước một sự việc cụ thể. Nó đã dần xa khái niệm ban đầu chỉ là đơn vị đo lường khối lượng bán mua nơi kẻ chợ. Đơn vị đo lường cân lạng trước thời Pháp thuộc của Việt Nam cũng là đề tài còn phải nghiên cứu bàn cãi mà chưa có kết luận cuối cùng. 

Đại khái ta chỉ biết sơ qua nó là một hệ đơn vị đo khối lượng gồm có cân, lạng, hoa... nếu đem quy đổi ra hệ kg bây giờ thì là những con số lẻ cực kỳ khó nhớ. Và hơn nữa đơn vị ấy cũng không thống nhất khi cân các hiện vật khác nhau về bản chất và vùng lãnh thổ. Một lạng vàng ở mỗi quốc gia lại có cân nặng khác nhau là chuyện có thật.

Thế nhưng đó chỉ là chuyện quy ước. Không có ảnh hưởng gì đến thành ngữ “đặt lên bàn cân” khi mà thành ngữ này dùng với nghĩa bóng đã nhiều đời. Người Việt nói “Đặt lên bàn cân” có nghĩa là chẳng có cái gì đặt lên cân. Thậm chí cũng chẳng có cái cân nào ở đây cả. Ví như “... Duyên hội ngộ, đức cù lao/ Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn...” (Kiều-Nguyễn Du) là nói đến việc phân vân cân nhắc của cô Kiều khi dứt tình chàng Kim mà bán mình chuộc cha vậy.

Dù cho các tiêu chuẩn về cân đo đong đếm đã được quy định cụ thể bằng pháp lệnh của nhà nước hẳn hoi, dân Việt vẫn không thể một sớm một chiều thống nhất cách gọi tên và kể cả định lượng của món hàng. Hệ cân ta vẫn được dùng cho vàng bạc, kim loại quý. Hệ thước ta vẫn dùng cho việc làm nhà cửa cổ truyền. Đấy là còn chưa nói đến việc cân điêu, đếm thiếu như một đặc tính chợ búa của người Việt chưa xa.

Những năm mới tiếp quản Hà Nội kéo dài cho đến hết thời bao cấp vào thập kỷ ’90 hầu như gia đình Hà nội nào cũng phải có cái cân của riêng mình. Người sành sỏi sẽ mang vào nhà cân ngay món hàng mua ngoài chợ để kịp thời chao chát khiếu nại. Người hiền lành hơn cũng phải có cái cân để cân lại hàng hoá khi đi chợ xa về. Chẳng khiếu nại thì cũng là để biết mà tránh xa những hàng tôm hàng cá cân thiếu. Đoạn cuối của chế độ mậu dịch quốc doanh người ta cũng thường đặt một chiếc cân đối chứng ngay trong cửa hàng. Khách hàng có thể kiểm tra cân lạng ngay tại chỗ và khiếu nại nếu cần. Thực ra cũng chỉ là biện pháp có tính răn đe mà thôi. Cân nào thì cũng do con người làm ra. Nếu muốn gian lận sẽ có muôn nghìn cách mà đơn giản nhất là chỉnh sửa ngay chính cái cân ấy.

Cái cân đĩa toòng teng chiếc quả cân ở chợ là thứ dễ chỉnh sửa và kém tin cậy nhất. Có thể thêm bớt vật nặng vào đáy quả cân rất khó phát hiện. Dân chợ búa nhà nghề dù cân ngay trước mặt khách cũng vẫn gian lận như thường. Họ tìm cách khéo léo dìm chiếc cán cân khi mua hoặc điều chỉnh độ ma sát giữa cán cân và đĩa cân khi bán là đã có lời rồi. Lúc hết thời bao cấp người ta phải đặt chiếc cân mẫu ở cổng chợ mới mong những người bán hàng cân kéo thật thà. Cũng chỉ được một thời gian còn có người cân thử. Về sau do người bán đi vào nề nếp cố định cũng không ai làm trò gian lận ấy nữa. Chỉ còn đám bán hàng rong là vẫn có những chiếc cân thửa cho riêng mình dùng để thỉnh thoảng lừa khách lạ.

Hoá ra chiếc cân là vật dụng thiêng liêng đắt tiền thời chiến tranh mà ít ai để ý. Thực ra là dù có để ý thì cũng hiếm khi người dân thường có đủ tiền sắm cho mình một chiếc cân như mong muốn. Ở nông thôn miền Bắc lúc ấy khám sức khoẻ cho trẻ con vẫn phải dùng chiếc cân tạ của Hợp tác xã để cân người. Trẻ con phải cho ngồi vào chiếc thúng móc lên cân. Sau khi ghi chép trừ bì chán chê mới ra cân nặng của một đứa bé còi xương chỉ tầm ngót nghét một yến.

Có đợt khám tuyển nghĩa vụ quân sự là cả làng vác trẻ con ra cân nhờ. Cân của bộ đội lúc ấy là vô tư cho ra con số chính xác về cân nặng nhất. Nhưng bản thân cán bộ đi cân người thì lại rất hồn nhiên dễ bị nhầm lẫn. Cho nên những chàng trai quê muốn xung phong vào bộ đội mà thiếu cân nặng vẫn có thể lén buộc thêm gạch vào trong ống quần cho đủ. Chỉ có anh nào thừa cân muốn giảm là chịu chết. Không có cách nào làm cho cái cân bộ đội chỉ ra con số thấp hơn được.

Cái cân của bộ đội lúc ấy được hiểu như là một chân lý. Có thể dùng nó để phân xử cho những tranh chấp của người dân xung quanh đơn vị đóng quân. Khi người ta đã nói rằng vừa cân thử trong doanh trại xong có nghĩa là đừng tranh luận gì nữa.

Giữa thập kỉ 80 thế kỉ trước là cả một cuộc cách mạng về chiếc cân ở chợ. Người bán hàng vẫn cứ việc dùng chiếc cân quả của mình nhưng người mua đã có ngay một công cụ mang theo để kiểm tra đối chiếu tại chỗ. Đó là chiếc cân lò-xo những người lao động xuất khẩu ở Đông Âu mang về. Cũng chẳng chính xác lắm đâu nhưng lại rất được việc. Vì nó mà người ta bỏ ý định cân điêu ở chợ rất nhiều. Sở dĩ nó xứng đáng được coi như một cuộc cách mạng là bởi chợ búa trật tự văn minh lên hẳn. Chẳng còn mấy khi thấy cãi cọ hiềm khích khi đã có “ông trọng tài” tại chỗ là chiếc cân cầm tay bà đi chợ nào cũng có.

Xã hội văn minh, hàng hoá đóng gói sẵn đủ cân lạng như ghi trên bao bì. Con người cũng văn minh lên theo. Chẳng ai còn phải cầm theo chiếc cân khi đi mua gói mì ăn liền làm gì nữa. Giờ chỉ phải “Đặt lên bàn cân” những chuyện gian lận lớn hơn và trừu tượng hơn mà thôi. Như thuế VAT và trạm thu phí BOT chẳng hạn! 8-2017

đỗ phấn
TIN LIÊN QUAN

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.