Giỗ quê

Lục Tùng |

Đã lâu lắm, kể từ ngày rời xứ Ba Bần bên bờ kênh Thoại Hà lên thành phố học rồi ở lại lập nghiệp, tôi chưa có dịp về quê vào các dịp giỗ nội. Phần vì công việc, phần vì ruột thịt chẳng còn được bao người.

Thế rồi, bỗng buổi sáng, cô Út em ruột ba tôi, người trông giữ phủ thờ điện báo: “Chủ nhật tuần này giỗ nội, con về nghe. Lâu quá rồi, cô bác trong họ trông con lắm”.  

Thật tình, lâu nay, tôi vẫn làm giỗ nội tại nhà. Cứ tan sở, ghé quán ăn mua vài món chế biến sẵn mang về cho lên bếp gas hay bếp điện từ, hâm nóng rồi bày lên bàn thờ thắp nhang...

Rồi lần nào cũng thế, mấy đứa con và cả chính tôi vội vội, vàng vàng mang xuống ăn để còn kịp giờ học, giờ làm. Cứ thế, tôi dần quên cái không khí náo nhiệt của ngày giỗ cũng như những nghi thức cổ truyền trong thờ cúng mà sinh thời nội tôi rất chú trọng.

Các con tôi càng chẳng biết gì. Mờ sáng, chúng đã bị đánh thức bởi tiếng ồn ào của  mấy cô, chú trong xóm mang gà, vịt tới.

Tục lệ lâu đời của ấp: Mỗi khi nhà nào trong xóm có giỗ, họ hàng đều mang đồ đến góp, vừa để bày tỏ lòng thành với người đã khuất vừa là chia sẻ với gia đình. Cuối cỗ, chủ nhà múc cho mỗi khách một ít mang về gọi là “ăn lấy thảo”. Mùa nào thức ấy, khi thì con cá vừa giăng câu trên đồng, lúc thì gà vịt, hoa trái trong vườn nhà...

Rồi thì tất cả ông chú, bà dì cùng vào bếp. Đầu rau kê cả ra vườn, dao thớt múa tít, mùi xào nấu thơm ngào ngạt xen lẫn chuyện nhà cửa, đồng áng, con cái, vui như tết.     

Trong khi đó, tại khu vực bàn thờ, không khí thật trang nghiêm. Ông Tư (em nội tôi) quần áo chỉnh tề, chỉ huy đứa cháu trang trí bàn thờ. Ông Tư từ nhỏ có học chữ Nho nên rất rành lễ nghi, thờ cúng... Khi bàn thờ đã đủ “hương, đăng, trà, quả”, ông Tư bắt đầu chuyển sang bày biện cỗ cúng. Ông vừa làm, vừa nói lớn như để nhắc nhở đứa cháu xa quê như tôi: Bàn thờ, phải theo nguyên tắc “đông - bình, tây - quả”, tức hướng đông đặt bình hoa, hướng tây xếp trái cây. Cũng phải đủ ba mâm, mâm chính cúng nội, hai mâm phụ cúng đất đai, viên trạch, thành hoàng, anh linh họ tộc. Ông Tư  còn dạy về số lượng chén cơm cho mỗi mâm, vị trí đặt đũa bên từng chiếc chén và việc phải lạy từ thứ tự nào...

Ông Tư lên hương, chắp tay rì rầm rất lâu trước ban thờ. Đứa con trai nhỏ của tôi đứng sau cũng vái theo nhưng không ngừng ngọ nguậy. Khi ông tư quay ra, nó hỏi luôn: “Ông nói chuyện gì với những cái bát hương mà con đứng mỏi cả chân”. Chắc nó nghĩ tới những lần giỗ nội ở nhà ngoài thành phố.

Lần đầu tiên tôi thấy mình như bị lạc giữa quê hương.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Ăn chơi thời bao cấp

đỗ phấn |

Thành ngữ “Tay chơi Hà Nội” hẳn là chưa có tuổi đời lâu lắm. Nó sẽ chỉ được lưu hành công khai vào sau Cách mạng Tháng Tám 1945 khi chế độ quân chủ hoàn toàn chấm dứt trên toàn cõi Việt Nam. Trước đó phải là tầng lớp quan lại, vua chúa mới có cơ hội trở thành một tay chơi.

Những điều đáng nhớ ta trót quên

Hoàng Văn Minh |

Hôm nay bạn thân của tôi, ông “phây Mark” nhắc nhớ “ngày này năm xưa” là một bức ảnh chụp vườn sau nhà một nguyên quan chức một thời làm đảo điên làng nước bởi cái biệt phủ trêu ngươi người nghèo to nhất nhì nơi thôn dã.

Mẹ đang ở phía cơn bão

Lê Tuyết |

“Công nhân chúng tôi khổ thật đấy. Công đoàn hỗ trợ được cho anh em thì mừng thật đấy nhưng những lúc như thế này, chúng tôi vẫn còn đỡ lắm nếu so với bà con ở miền Trung bị bão đánh sập hết nhà cửa.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Ăn chơi thời bao cấp

đỗ phấn |

Thành ngữ “Tay chơi Hà Nội” hẳn là chưa có tuổi đời lâu lắm. Nó sẽ chỉ được lưu hành công khai vào sau Cách mạng Tháng Tám 1945 khi chế độ quân chủ hoàn toàn chấm dứt trên toàn cõi Việt Nam. Trước đó phải là tầng lớp quan lại, vua chúa mới có cơ hội trở thành một tay chơi.

Những điều đáng nhớ ta trót quên

Hoàng Văn Minh |

Hôm nay bạn thân của tôi, ông “phây Mark” nhắc nhớ “ngày này năm xưa” là một bức ảnh chụp vườn sau nhà một nguyên quan chức một thời làm đảo điên làng nước bởi cái biệt phủ trêu ngươi người nghèo to nhất nhì nơi thôn dã.

Mẹ đang ở phía cơn bão

Lê Tuyết |

“Công nhân chúng tôi khổ thật đấy. Công đoàn hỗ trợ được cho anh em thì mừng thật đấy nhưng những lúc như thế này, chúng tôi vẫn còn đỡ lắm nếu so với bà con ở miền Trung bị bão đánh sập hết nhà cửa.