Chuyện dọc đường: Ba Sướng viết giấy từ chồng

HOÀNG VĂN MINH |

Chị Ba Sướng ở một nơi xa xôi gọi điện cho tôi bảo “em chính thức đưa đơn ra toà ly dị chồng”. Hồi sau chị nhắc lại, chắc bị ảnh hưởng bởi phim cổ trang chiếu suốt ngày trên tivi, chị nói “kể như em viết giấy từ chồng, anh ạ”.
Ôi trời! Em từ chồng thì mắc mớ chi lại gọi báo cho anh biết? Chị im lặng một lúc trên điện thoại: “Từ nhỏ đến lớn em gặp không ít người lạ, nhưng anh là người đầu tiên để lại cho em danh thiếp có số điện thoại. Hôm nay đưa giấy từ chồng, em không biết nên buồn hay vui, muốn nói chi đó mà không biết nói với ai nên cầm máy bấm số anh…”.

Ba Sướng là nhân vật của tôi trong một thiên phóng sự về cuối Việt. Ba Sướng đẹp, đẹp kiểu ma mị, tái tê cho người đối diện. Vậy nên lúc nghe chị kể chuyện từ chồng, trong đầu tôi cứ lượn lờ ý nghĩ “những giai nhân tuyệt sắc trời sinh vốn có một trái tim tàn nhẫn”. Sau lại thấy nghĩ vậy hơi oan uổng cho Ba Sướng khi nhớ lại chuyện đời: “Em thứ 3 trong gia đình, ba mẹ đặt tên Sướng với hàm ý sung sướng nhưng từ nhỏ đến giờ chưa thấy sướng ngày nào mà chỉ đụng toàn chuyện tréo ngoe”. Sinh ra, lớn lên, đi học, thất học, không nghề nghiệp rồi “lấy chồng sớm làm gì”, rồi chồng làm ruộng vợ ở nhà chăm con quét nhà chợ búa… như bao cô gái khác ở vùng đất này.

Rồi một ngày làng bên mọc lên cái nhà máy và dán “cáo thị” tuyển công nhân. Chồng Ba Sướng đi xin tuyển nhưng người ta lắc đầu bảo chỉ nhận nữ không nhận nam vì lý do đàn ông xứ này có quá nhiều tiền sử về đánh nhau, trộm cướp... Thế là một sớm thức dậy, Ba Sướng rời nhà đi làm công nhân từ sáng tới tối mịt, còn anh chồng đành lòng thay chị đổi vai ở nhà dọn dẹp nhà cửa, chợ búa, đưa đón con đi học, cơm nước chờ vợ về… Ba Sướng bảo “lúc đầu thấy lạ lạ, kỳ kỳ, nhưng riết rồi thấy quen, thấy bình thường, kể cả những lần ổng ghen rồi đánh đập vì bỗng nhiên thấy em thơm, sạch, đẹp ra, điện thoại có tin nhắn và cuộc gọi nhiều hơn, rồi có khi về nhà muộn hơn lịch trình”.

Mới mấy tuần trước khi có cuộc điện thoại kể chuyện từ chồng, chúng tôi gặp nhau thì chị rấm rức bảo “em và nó đã ly thân gần nửa năm nay. Vì nhà chỉ có hai cái giường, một cho hai đứa nhỏ, một cho hai đứa lớn nên giờ em nằm giường, còn nó nằm đất”. Hỏi lý do ly thân? Ba Sướng hồn nhiên trả lời “tại nó ghen quá, tạo cớ đánh đập miết em chịu hổng nổi. Với lại em cũng bắt đầu thấy chán nó vì ai đời đàn ông gì mà suốt ngày say xỉn, hôi hám, lại còn không làm ra tiền. Lấy nhau có hai mặt con rồi, giờ em mới phát hiện ra là mình nhầm”.

Nhớ hôm ngồi “lai gai” với ông giáo sư già sống qua hai chế độ, tôi cứ tâm tư mãi về cảnh đời của những chị Ba Sướng, những chị Năm, chị Sáu… cùng cảnh ngộ trớ trêu không thể nào nhớ hết mà mình đã gặp trong những năm tháng ăn cơm giang hồ. Ông giáo sư già trầm ngâm một lúc rồi bảo “tánh nết của vùng đất này đã thay đổi đến mức không còn nhận ra bản nguyên kể từ khi nó bị giao lưu văn hóa với các vùng miền”. Và thật ra thì những phận đời như thảo dân Ba Sướng chỉ là “mảnh vỡ của những mảnh vỡ” như tên một cuốn tiểu thuyết về thời hậu chiến của nhà văn Vĩnh Quyền.

Họ, theo cách nào đó một hôm bỗng dưng phát hiện ra mình đã chọn nhầm về đủ thứ, kể cả việc sinh ra làm con cái ai đó nhưng lại không được những “cán cân” chú ý, không được cất lên tiếng nói của mình ở bất cứ diễn đàn nào ngoài việc lơ lửng bấm số cho một “tấm danh thiếp” mới quen. Hôm ấy tôi nói với Ba Sướng “chị nên thấy vui vì quyết định từ chồng dũng cảm để chọn lại thay vì ngập ngụa với nó cho đến hết cuộc đời…”.
HOÀNG VĂN MINH
TIN LIÊN QUAN

Chuyện dọc đường: Những người bạn không trùm niqab

MỸ HẰNG |

Khủng bố ở Manchester, khủng bố ở Paris, khủng bố ở Kabul hay Manila... Thủ phạm là những tay súng Hồi giáo trẻ…

Chuyện dọc đường: Nhuyễn kiếm

LÊ CHÂN NHÂN |

Ba mươi năm trước, trong một chuyến lên núi Bạch Mã ở Huế luyện võ, tôi có cơ duyên hiểu được chữ “mềm” với một cách hiểu mới, khác với sách vở từng được đọc.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Chuyện dọc đường: Những người bạn không trùm niqab

MỸ HẰNG |

Khủng bố ở Manchester, khủng bố ở Paris, khủng bố ở Kabul hay Manila... Thủ phạm là những tay súng Hồi giáo trẻ…

Chuyện dọc đường: Nhuyễn kiếm

LÊ CHÂN NHÂN |

Ba mươi năm trước, trong một chuyến lên núi Bạch Mã ở Huế luyện võ, tôi có cơ duyên hiểu được chữ “mềm” với một cách hiểu mới, khác với sách vở từng được đọc.