TNLĐ 02: Rơi vào cảnh túng quẫn sau tai nạn lao động

LAN ANH |

“Giá mà không có buổi tối định mệnh đó, tôi vẫn có thể lao động để nuôi con ăn học đến nơi đến chốn", chị Nguyễn Thị Kim Châm chia sẻ về cảnh túng quẫn sau tai nạn lao động.

Buổi tối định mệnh

Men theo con ngõ nhỏ số 5, ngách 60/71 Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP. Hà Nội, chúng tôi đến thăm nhà chị Nguyễn Thị Kim Châm. Căn nhà nhỏ rộng chứng 15m2 trong ngõ Tân Ấp là nơi sinh sống của mẹ con chị Nguyễn Kim Châm (45 tuổi) và cô con gái Nguyễn Xuân Quỳnh (19 tuổi). Chị Châm từng là công nhân thu gom rác thải của công ty TNHH Môi trường Đô thị Hà Nội. Chồng mất sớm, 15 năm nay, chị Châm ở vậy nuôi con khôn lớn. Nào ngờ, tai nạn ập đến khiến cho mẹ con chị rơi vào cảnh túng quẫn. Nếu như không có buổi tối định mệnh đó, có lẽ mẹ con chị có thể đã có cuộc sống khác. Vừa gắng chịu những cơn đau, chị Châm nhăn nhó kể, 3 năm trước trên đường đi làm về chị bị tai nạn giao thông dẫn đến bị vỡ xương cổ số 2, liệt đôi bàn tay, mất 81% sức khỏe, không còn có khả năng lao động.

Nhà có 2 mẹ con, khi tai nạn đến với chị, cháu Quỳnh đang học lớp 11 chưa có khả năng lao động nên cuộc sống của mẹ con chị rơi vào cảnh bần cùng, khốn khổ. Mọi gánh nặng gia đình bỗng đặt lên vai cô gái nhỏ còn tuổi ăn, tuổi học. Ngày ấy, Quỳnh vừa đi học, vừa lo đi làm kiếm tiền chi trả cho cuộc sống và đưa mẹ đi phục hồi chức năng.

Cháu Quỳnh ngậm ngùi chia sẻ: “Quãng thời gian đó thật sự là khó khăn đối với 2 mẹ con cháu. Mọi thứ như sụp đổ, bế tắc không lối thoát khi cháu nhìn mẹ đau đớn, nằm liệt một chỗ. Nhiều lần cháu định nghỉ học để tiện chăm sóc mẹ và đi làm, nhưng mẹ nhất quyết không đồng ý. Mẹ khóc nhiều và tự trách vì mẹ mà cháu khổ, nên cháu đã cố gắng học hết cấp 3 nhờ vào sự giúp đỡ của những cô bác trong nhà”.

Luôn oán trách mình: vì mẹ mà con không có tương lai

Sau khi tốt nghiệp THPT, thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình nên Quỳnh quyết định không đi học tiếp mà bắt đầu cuộc sống mưu sinh. Mặc dù, đã nộp hồ sơ xin việc đi nhiều nơi, nhưng kết quả mà Quỳnh nhận được là những cái lắc đầu từ chối vì cháu chỉ mới tốt nghiệp cấp 3.

Được người quen và bạn bè giới thiệu, hơn 1 năm nay Quỳnh đi bán hàng thuê cho một cửa hàng quần áo, nhưng công việc bấp bênh không ổn định. Hiện tại, cháu vừa nghỉ việc và đang tìm một công việc khác ổn định hơn.

Luôn trăn trở và oán trách bản thân mình là gánh nặng cho con, khiến con không tiếp tục được đi học, chị Châm bật khóc: “Giá mà không có buổi tối định mệnh đó, tôi vẫn có thể lao động để nuôi con ăn học đến nơi đến chốn thì cháu Quỳnh không phải vất vả như thế này. Làm cha, làm mẹ, tôi chỉ mong ước con có việc làm ổn định, dù là lao công, dọn dẹp trong một cơ quan nào đó thì tôi cũng an lòng”.

Cuộc sống đã khó khăn, lại không có nguồn thu nhập chính, mọi chi tiêu của hai mẹ con chỉ phụ thuộc vào 2.800.000 đồng, tiền trợ cấp cho công nhân bị tai nạn lao động. Số tiền đó có thấm vào đâu khi chị Châm thường xuyên phải sử dụng đến các loại thuốc hỗ trợ để cải thiện sức khỏe. Những ngày trái nắng trở trời, toàn thân chị Châm lại càng đau nhức. Lúc đó, hai mẹ con chị chỉ còn biết ôm nhau mà khóc thương cho số phận của gia đình mình.

Với bệnh tật và hoàn cảnh hiện tại, mong ước lớn nhất của chị Châm là có thể tìm được một công việc ổn định cho cháu Quỳnh và sắm được chiếc máy massage để xoa dịu những cơn đau. Chị bảo: "Cháu Quỳnh chỉ tốt nghiệp cấp 3 thôi nên cũng khó xin việc. Tôi chỉ mong cơ quan nhà nước nào nhận cháu vào làm lao công, tạp vụ cũng được, miễn là tạo cho cháu một công việc ổn định".

Quỹ Tấm Lòng Vàng rất mong có doanh nghiệp hảo tâm nào có thể nhận cháu Quỳnh vào làm việc, giúp đỡ mẹ con chị Châm vượt qua khó khăn hiện tại. Mọi sự giúp đỡ chị Châm (TNLĐ 02) xin gửi về: Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động: 51 Hàng Bồ, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội; ĐT: 04.39232748; hoặc chuyển khoản về Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, STK: 102010000013374 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội; tham gia ủng hộ trực tuyến tại website: tamlongvang.laodong.com.vn.

Hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ: Chị Nguyễn Kim Châm – SĐT: 0977239572


 


LAN ANH
TIN LIÊN QUAN

Tự hào với những chuyến bay hạnh phúc đêm giao thừa

Minh Hạnh |

Reng reng... tiếng chuông báo thức của vị hành khách nào đó chợt kêu liên hồi báo hiệu đã điểm 12h. Và đó chính là cách tiếp viên Trần Thị Thanh Huyền nhận ra năm mới đã đến. Với chị, đón giao thừa ngay tại "phòng làm việc" trên không dường như đã trở thành một thói quen thân thuộc.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Loạt hoa hậu, á hậu gửi lời chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

Hoa hậu Thùy Tiên, hoa hậu Lương Thùy Linh, hoa hậu Thanh Thủy, á hậu Kiều Loan, á hậu Phương Anh... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.