Quỹ Tấm lòng Vàng Báo Lao Động như một “nốt nhạc tuyệt vời”

Hồng Phúc thực hiện |

Là một trong những người đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của quỹ Tấm lòng Vàng Báo Lao Động, nhà báo Nguyễn Minh Quang trong trí nhớ của nhiều đồng nghiệp là một “chiến sĩ” quả cảm cùng đồng nghiệp khi lao mình giữa đại dịch Sars hoành hành để cứu trợ hay vật lộn trong bão lũ để vác từng bao gạo vào trao tặng bà con.

Tôi được biết, ông là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho việc thành lập Quỹ Tấm lòng Vàng. Ông có thể kể lại thời điểm được giao thành lập Quỹ Tấm lòng Vàng không?

- Giữa năm 1996, ông Phạm Huy Hoàn lúc đó là TBT Báo Lao Động gọi tôi lên phòng và nói: Này em, em có nhiều sáng kiến, Báo Lao Động là tờ báo lớn, đại diện cho tiếng nói của người lao động cũng nên có các hoạt động xã hội chứ nhỉ.

Trước câu hỏi này, tôi bắt đầu suy nghĩ. Trong đầu tôi hiện ra hàng loạt hoạt động xã hội gắn với Báo Lao Động nhưng sau đó Báo chọn 2 việc: Một là thành lập một quỹ xã hội từ thiện, hai là giới thiệu việc làm. Hai chương trình này sau này đều rất thành công và để lại dấu ấn trong lòng độc giả của báo, đặc biệt là Quỹ Tấm lòng Vàng đã đi qua chặng đường 25 năm.

Giữa nhiều cái tên được đặt cho các Quỹ xã hội từ thiện ở Việt Nam lúc đó, vì sao Báo lại lấy tên là “Tấm lòng Vàng”?

- Đúng là qua nhiều ngày vắt tay lên trán suy nghĩ, tôi vẫn chưa tìm ra được cái tên nào ưng ý bởi nó phải gắn với công nhân lao động và phải có cái gì khác biệt. Thế rồi một suy nghĩ lóe lên trong đầu rằng, những người lao động có thể chẳng có tài sản gì quý giá ngoài tấm lòng vậy tại sao ta không lấy cái cốt tên gọi là “Tấm lòng” nhưng nếu lấy tên quỹ là “Tấm lòng” thì lại hơi cụt.

Những năm 1980 - 1990, hầu hết tài sản quý giá lúc đó đều được quy ra vàng. Ví dụ, bán nhà trị giá 30 cây vàng hoặc 1 cái xe máy đổi 1 cây vàng. Vàng lúc đó là giá trị định lượng của tài sản và vẫn được nói “quý như vàng” hoặc“quý hơn vàng”. Vậy ta có tấm lòng rồi thì sao không gắn nó với 1 thứ vô cùng có giá trị lúc đó là “vàng”.

Người ta có thứ tài sản là vàng 4 số 9999 thì chúng tôi có thứ tài sản là tấm lòng mà cũng quý như vàng. Hôm sau, tôi báo cáo với BBT và được duyệt ngay lập tức. Tên Quỹ “Tấm lòng Vàng” có tên từ đó.

Thời điểm Quỹ Tấm lòng Vàng mới ra đời thì hoạt động ra sao, thưa ông?

- Nói ra thì hơi buồn tí. Khi có quyết định thành lập quỹ thì ngoài việc phân công tôi phụ trách hoạt động (Giám đốc Quỹ là TBT báo LĐ) và một số anh chị em xắn tay vào cùng giúp, thì quỹ chẳng có đồng nào. Tôi bắt đầu nghĩ ra cách gây quỹ. Đầu tiên là huy động đóng góp của anh chị em phóng viên, biên tập viên của Ban Bạn đọc.

Tôi vẫn nhớ những cái tên Thu Hà, Nguyễn Hằng, Đức Hạnh, Thùy Phương... lúc đó mỗi người huy động từng trăm một lấy tên người thân trong gia đình để gọi là hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp vào quỹ Tấm lòng Vàng. Lúc đó toen hoẻn lắm. Có một tí tiền huy động rồi thì phải có đầu ra cho nó có ý nghĩa chứ. Vậy là trên Báo Lao Động lúc đó mở hẳn chuyên mục quỹ Tấm lòng Vàng.

Thời điểm ông làm ở quỹ Tấm lòng Vàng, có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn được Báo Lao Động hỗ trợ. Ông nhớ nhất trường hợp nào mà Quỹ khi vừa thành lập đã giúp đỡ được?

- 25 năm đã trôi qua rồi, có rất nhiều hoàn cảnh cũng như số phận lớn nhỏ được quỹ TLV hỗ trợ nhưng tôi vẫn nhớ một trường hợp anh Kha là công nhân ở Nam Định. Khi quỹ đăng lên chương trình trợ giúp thì Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định gửi hoàn cảnh của anh này cần sự hỗ trợ.

Tôi nhớ mãi anh có con bị tật nguyền, bản thân lại bị tai nạn lao động, vợ mất. Lúc đó, tôi gom tiền của quỹ được khoảng 1 triệu đồng (thời điểm năm 1996) giá trị hình như cũng khoảng 5 chỉ vàng và nhờ LĐLĐ tỉnh Nam Định chuyển đến cho anh. Sau đó khoảng 1 tuần, tại Báo Lao Động ở 51 Hàng Bồ (Hà Nội), chị Liên lúc đó trực tổng đài gọi tôi và nói có người muốn gặp em. Tôi xuống phòng lễ tân và tiếp người khách không quen này chính là anh Kha. Anh cứ cầm tay tôi và khóc rồi nói: Cảm ơn các em, cảm ơn Báo Lao Động, số tiền với anh quá lớn, quá quý, quý hơn vàng em ạ!

Thời điểm năm 1999, có đợt lũ lụt cực kỳ khủng khiếp ở miền Trung mà Quỹ Tấm lòng Vàng đã tham gia cứu trợ rất hiệu quả. Chắc hẳn ông còn nhớ sự kiện này chứ?

- Tôi vẫn nhớ khá rõ. Lúc đó, Ban Bạn đọc mà tôi là trưởng ban, đã huy động tổng lực nhân sự tham gia cuộc cứu trợ miền Trung. Một nhóm được thành lập là nhóm tiếp nhận hàng và tiền cứu trợ, một nhóm vận chuyển hàng vào miền Trung. Lần đầu tiên Quỹ Tấm lòng Vàng Báo Lao Động thiết lập được cầu hàng không khẩn cấp từ sân bay Gia Lâm mang hàng thẳng vào miền Trung, đồng thời cũng lập đường cứu trợ khẩn cấp bằng tàu hỏa.

Hơn 1 trăm tỉ đồng được rất nhiều tổ chức cá nhân hỗ trợ vào quỹ lúc đó. Tôi hiểu rằng, quỹ đã có được sức mạnh thực sự.

Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng đã phát triển suốt 25 năm qua và trở thành một quỹ hoạt động uy tín. Theo ông đánh giá điều gì quan trọng nhất để Quỹ đến nay vẫn tồn tại và phát triển?

- Sau 25 năm, Quỹ đã lớn mạnh rất nhiều, làm được rất nhiều chương trình có ý nghĩa, để lại dấu ấn trong lòng độc giả. Tôi và anh chị em của Báo Lao Động chỉ đóng góp một chặng rất nhỏ bé ở giai đoạn đầu, còn những chặng đường sau này còn có rất nhiều anh chị em đồng nghiệp Báo Lao Động chung tay.

Hồng Phúc thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động và "Xích Bích trận" trên sông Hội An

Trung Hiếu |

Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động tròn 25 năm ngày thành lập (16.10.1996 – 16.10.2021). Với chừng đó thời gian, hoạt động của Quỹ đã để lại trong lòng người dân miền Trung và cả nước, dấu ấn sâu đậm với hàng ngàn công cuộc cứu trợ vùng lũ; xây dựng hàng ngàn ngôi nhà cho người dân; hàng trăm ngôi trường học cho các em… Trong đó, lần cứu trợ người dân Cẩm Kim – TP Hội An (Quảng Nam) trong “Xích Bích trận” trên sông Thu Bồn là một trong những công cuộc nguy hiểm nhưng hứng thú của các cán bộ Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động năm 2000.

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động làm “dậy sóng” đất Tây Đô

Nguyễn Phấn Đấu |

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động (Quỹ TLVLĐ) với tính nhân văn cao cả đã sớm đơm hoa, kết quả trên vùng đất Tây Nam bộ hào phóng và nghĩa tình. Theo những cán bộ Công đoàn lâu năm nơi đây, trong 25 năm từ khi ra đời đến nay, Quỹ TLVLĐ đã để lại 2 dấu ấn đậm nét trên đất Tây Nam bộ, đó là Chương trình Hỗ trợ người lao động và đồng bào nghèo vùng lũ (cuối thập niên 1990 - đầu thập niên 2000) và Chương trình Chỗ trọ miễn phí giúp học sinh nghèo trong toàn vùng về Cần Thơ thi đại học (từ 1998 đến 2014).

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động: Tiếp sức cho người dân Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

Nói về Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Quảng Bình cho biết, hình ảnh các cán bộ Quỹ đã vượt hàng trăm km về với Quảng Bình, cùng LĐLĐ địa phương sẻ chia nỗi đau thương, mất mát trong bão lũ đã tiếp sức để người dân Quảng Bình vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động và "Xích Bích trận" trên sông Hội An

Trung Hiếu |

Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động tròn 25 năm ngày thành lập (16.10.1996 – 16.10.2021). Với chừng đó thời gian, hoạt động của Quỹ đã để lại trong lòng người dân miền Trung và cả nước, dấu ấn sâu đậm với hàng ngàn công cuộc cứu trợ vùng lũ; xây dựng hàng ngàn ngôi nhà cho người dân; hàng trăm ngôi trường học cho các em… Trong đó, lần cứu trợ người dân Cẩm Kim – TP Hội An (Quảng Nam) trong “Xích Bích trận” trên sông Thu Bồn là một trong những công cuộc nguy hiểm nhưng hứng thú của các cán bộ Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động năm 2000.

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động làm “dậy sóng” đất Tây Đô

Nguyễn Phấn Đấu |

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động (Quỹ TLVLĐ) với tính nhân văn cao cả đã sớm đơm hoa, kết quả trên vùng đất Tây Nam bộ hào phóng và nghĩa tình. Theo những cán bộ Công đoàn lâu năm nơi đây, trong 25 năm từ khi ra đời đến nay, Quỹ TLVLĐ đã để lại 2 dấu ấn đậm nét trên đất Tây Nam bộ, đó là Chương trình Hỗ trợ người lao động và đồng bào nghèo vùng lũ (cuối thập niên 1990 - đầu thập niên 2000) và Chương trình Chỗ trọ miễn phí giúp học sinh nghèo trong toàn vùng về Cần Thơ thi đại học (từ 1998 đến 2014).

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động: Tiếp sức cho người dân Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

Nói về Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Quảng Bình cho biết, hình ảnh các cán bộ Quỹ đã vượt hàng trăm km về với Quảng Bình, cùng LĐLĐ địa phương sẻ chia nỗi đau thương, mất mát trong bão lũ đã tiếp sức để người dân Quảng Bình vượt qua khó khăn, hoạn nạn.