LDS15056

LDS15056: Ước mơ nhỏ nhoi của cô tân sinh viên nghèo

Bảo Duy (tlvlaodong@gmail.com) |

Sinh ra trong gia đình có bố bị tâm thần bẩm sinh, không có khả năng lao động; mẹ bị sứt môi, hở hàm ếch và 5 năm trở lại đây mẹ mắc thêm chứng bệnh xơ gan cổ chướng…cũng không thể lao động. Lớn lên trong gia cảnh khốn khó và u ám đó, nhưng chưa bao giờ Lê Thị Phượng lơ là việc học hành. Và thật cảm phục, mới đây Phượng đã thi đỗ điểm cao vào Khoa Kế toán - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Mừng lắm, nhưng cũng lo bội phần khi không biết rồi đây Phượng có đủ kinh tế để theo học 4 năm ở chốn Hà thành?

Chúng tôi về thôn Ứng Liêm, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, tìm đến gia đình cô sinh viên Lê Thị Phượng. Hỏi gia đình Phượng không khó bởi khắp làng trên, xóm dưới ai cũng biết và ngợi khen Phượng không chỉ học giỏi mà còn rất chăm ngoan, hiếu thảo với cha mẹ.

Cha Phượng – ông Lê Văn Ngoan năm nay 52 tuổi, bị bệnh tâm thần từ nhỏ. Hồi trẻ, khi bình thường, ông Ngoan cũng nhúc nhắc làm được vài việc theo sự chỉ dẫn của người khác. Nhưng mỗi khi lên cơn, ông đánh đập vợ rồi chửi mắng con không tiếc lời, thậm chí nhiều lần bỏ đi lang thang khiến hai mẹ con Phượng phải vất vả đi tìm.

 Phượng bên bố mẹ quanh năm ốm đau, không có khả năng lao động

Mẹ Phượng – bà Nguyễn Thị Thương năm nay 53 tuổi, từ khi sinh ra vốn có ngoại hình không may mắn do bị sứt môi, hở hàm ếch nên bà chấp nhận gá gứu với ông Ngoan để mong có một mái ấm gia đình và đứa con. Phượng chính là kết quả của niềm mong mỏi và hạnh phúc của ông Ngoan và bà Thương. Cũng may, cô bé chịu thương, chịu khó và rất chăm chỉ học hành.

12 năm liền Phượng đều đạt học sinh giỏi, trong đó năm lớp 10 Phượng đoạt giải ba môn Toán cấp tỉnh còn năm lớp 11 và 12 đều đoạt giải nhì môn Toán cấp tỉnh. Kỳ thi đại học vừa qua, Phượng thi khối B được 27,25 điểm, đủ điểm đỗ vào ĐH Y Hà Nội và ĐH Y Thái Bình; còn thi khối A đạt 26 điểm, trúng tuyển vào chuyên ngành kiểm toán - Khoa Kế toán ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

 Căn bàn ọp ẹp này đã gắn bó với Phượng 12 năm học. Trên bàn không có cả chiếc đèn thắp sáng, nhưng những tập giấy khen thì qua mỗi năm một dầy thêm 

“Nhà người ta có con đỗ đại học thì mừng lắm, có khi còn ăn mừng, còn bố mẹ em nghe tin con đỗ 3 trường mừng thì ít mà lo nhiều hơn. Kiếm đủ ăn hàng ngày đã khó, rồi đây, lấy tiền đâu cho con theo học”, Phượng ngậm ngùi.

Đúng như tên của bố mẹ, Phượng rất ngoan ngoãn và biết sống yêu thương. Phượng chua xót kể: Mẹ em bị bệnh xơ gan cổ chướng đã 5 năm nay. Đáng ra phải nhập viện, mua thuốc điều trị nhưng nhà không tiền nên mẹ âm thầm chịu đựng cơn đau. Nhiều hôm mẹ không ngủ được, lăn lóc cả đêm, em phải đi kiếm tạm ít lá cúc tần về hơ nóng đắp tạm cho mẹ. Em thương mẹ vô cùng nhưng cũng chẳng biết phải làm gì cho mẹ ngoài việc cố gắng học thật tốt, hy vọng sau này có tiền báo hiếu bố mẹ.

Clip Phượng chia sẻ về hoàn cảnh gia đình mình


Ngày Phượng lên Hà Nội, mẹ đã bán đi những tạ thóc cuối cùng trong nhà, rồi vay thêm họ hàng được số tiền 10 triệu đồng, nhưng chỉ mới nhập học số tiền đã gần cạn. Phượng rời Hà Nam lên Hà Nội học mang theo lời hứa của bà nội đã già “Con cố gắng học cho tốt, bà sẽ đi mò cua, bắt ốc gắng chắt bóp cho con tháng khoảng 300.000 đồng” và lời hứa hẹn của một người dì có số phận và cuộc sống riêng tư cũng không dễ dàng rằng “sẽ cố phụ thêm cho con vài trăm ngàn đồng”. 

Hai lời hứa hẹn của những người thân, dù chưa có gì là đảm bảo, nhưng cũng là động lực lớn lắm, giúp cô tân sinh viên nghèo tự tin hơn trọng bước chân giảng đường. Nhưng tiền học phí, tiền ăn, tiền phòng trọ… có tằn tiện mỗi tháng cũng lên đến hơn 3 triệu đồng. Ngày nhập học, bạn bè cùng phòng rộn ràng đi mua sắm đồ dùng còn Phượng, ngoài cái  đèn học của đứa em mới ra trường cho, góc học tập của em chẳng có gì đáng giá. 

Để giúp Phượng hiện thực hóa ước mơ là học thật giỏi, sớm ra trường tìm việc làm để báo hiếu bà nội, bố mẹ và người thân, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động xin làm cầu nối tiếp nhận mọi sự chia sẻ tới gia đình. Mọi sự giúp đỡ em Phượng – mã số LDS15056 - xin gửi về Quỹ Tấm Lòng vàng Lao Động, địa chỉ: 51 Hàng Bồ, Hà Nội; ĐT: 04.39232748/0983.971.279; hộp thư: tlvlaodong@gmail.com; 

Hoặc chuyển về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, tài khoản: 102010000013374, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội; ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 177010000023405; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank, STK: 0021000303088 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN, chi nhánh Hà Nội; tham gia ủng hộ trực tuyến tại website: tamlongvang.laodong.com.vn. 

Hoặc liên hệ giúp đỡ trực tiếp với Lê Thị Phượng: Sinh viên lớp Kiểm toán 57C – Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. ĐT: 0165.680.6269.


 

 

 

Bảo Duy (tlvlaodong@gmail.com)
TIN LIÊN QUAN

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

Những phong tục đón Tết Âm lịch độc đáo trên thế giới

Quỳnh Nga |

Nhiều quốc gia ở châu Á như Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, Trung Quốc… cũng đón Tết Âm lịch như Việt Nam, có nhiều phong tục đặc sắc.