LD 22060: Xót xa gia cảnh thầy giáo vùng biên gồng gánh nuôi cả gia đình

Hùng Dân - Minh Nguyễn |

Sơn La - Bố mất sớm, mẹ già yếu, một mình thầy giáo gánh vác gia đình 5 người trong căn nhà xập xệ, nguy cơ đổ xuống bất kì lúc nào.

Gồng gánh nuôi cả gia đình

Sáng 3.11, vượt đường rừng gần 200km từ TP Sơn La đến huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, PV Báo Lao Động có mặt tại gia đình thầy Lường Văn Kiêm (SN 1984, Trường PTDT Bán trú TH&THCS Mường Lèo) ở bản Mạt, xã Mường Lèo (huyện Sốp Cộp).

Ghi nhận của PV, nơi 5 thành viên trong gia đình thầy Kiêm ở chỉ rộng chừng 20m2, nền đất, tường dựng bằng ván gỗ, lợp bờ rô xi măng.

Bữa cơm đạm bạc, quây quần của 5 thành viên trong gia đình thầy Lường Văn Kiêm
Bữa cơm đạm bạc có giá chưa tới 20.000 đồng của 5 thành viên trong gia đình thầy Lường Văn Kiêm

Mọi sinh hoạt thường ngày như tắm giặt, nấu nướng đều ở ngoài trời. Bữa cơm trưa của gia đình chỉ có rau, cơm trắng, măng xào, đậu phụ, bọn trẻ vẫn ăn uống hồn nhiên như thói quen "cơm không thịt" hằng ngày.

Theo thầy Kiêm, để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, gia đình tận dụng mọi thứ nuôi trồng được để làm thức ăn, cả tuần chỉ dám mua thịt 1 - 2 lần cho các con, tính ra mỗi bữa cơm chỉ có giá không quá 20.000 đồng.

"Những hôm mưa to, gió rét, nước chảy vào nhà khiến mẹ, vợ cùng 2 đứa con chỉ biết co ro nằm trên giường, tôi đi dạy mà chẳng thể yên tâm được, lo nơm nớp.

Buổi đêm, do chỉ có 2 chiếc giường dành cho mẹ, vợ cùng 2 con nên đứa em trai phải sang nhà hàng xóm ngủ nhờ. Việc học hành của các con cũng ở trên giường vì nhà quá chật chội", thầy Kiêm nói.

 
Gia đình thầy Kiêm đang phải ở trong căn nhà xập xệ, có thể đổ bất kì lúc nào.

Thầy Kiêm kể, năm 2009, bố thầy qua đời trong lúc đi kiếm củi trong rừng, từ đó, bao nhiêu gánh nặng đè lên đôi vai gầy của mẹ.

Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La, thầy trở về địa phương dạy học để kiếm tiền lo cho gia đình, nuôi các em ăn học, từ đó trở thành trụ cột chính trong gia đình.

Năm 2013, thầy Kiêm kết hôn và sinh được 2 người con, do vợ không có việc làm nên kinh tế gia đình chủ yếu trông chờ vào việc trồng lúa, chăn nuôi lợn, gà… cùng đồng lương ít ỏi của thầy.

Hiện thầy đang phải gồng gánh nuôi 5 thành viên gia đình gồm mẹ già yếu bệnh tật, 1 em trai đang tuổi ăn học, cùng vợ và 2 con nhỏ.

Cả nhà thầy kiêm trông chờ vào việc trồng lúa, chăn nuôi cùng đồng lương ít ỏi của thầy.
Cả nhà thầy kiêm trông chờ vào việc trồng lúa, chăn nuôi cùng đồng lương ít ỏi của thầy.

Mong ước một căn nhà

Chị Cà Thị Nga (SN 1980, vợ thầy Kiêm) chia sẻ, do lao động quá sức nên người mẹ rất yếu, mang nhiều bệnh trong người, không còn khả năng lao động và thường xuyên phải vào viện điều trị.

"Mỗi tháng chi phí tiền thuốc men cho mẹ không dưới 3 triệu đồng, tiền học cho 2 con cũng xấp xỉ 3 triệu, chưa kể tiền ăn uống, sinh hoạt... tính ra lương chồng em không đủ để trang trải nói chi đến chuyện làm nhà" - chị Nga nói.

Còn thầy Lường Văn Kiêm bộc bạch, niềm khao khát lớn nhất lúc này là dựng một ngôi nhà mới cho mọi người trong gia đình có chỗ trú mưa, trú nắng.

Gia đình thầy giáo Lường Văn Kiêm hiện đã cạn kiệt số tiền sửa nhà, không biết đến khi nào mới có thể hoàn thiện, để yên tâm công tác giảng dạy.
Gia đình thầy giáo Lường Văn Kiêm.

Tháng 8 vừa rồi, gia đình đã dỡ bỏ căn nhà cũ để dựng ngôi nhà mới nhưng đến nay không thể xong vì nhà đã cạn tiền, chẳng biết vay mượn ở đâu để hoàn thiện nên rất cần được giúp đỡ.

Theo thầy Lường Văn Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú TH&THCS Mường Lèo, với 7 năm công tác tại Mường Lèo, thầy Kiêm luôn nhận được sự kính trọng, tin yêu của học sinh, đồng nghiệp và nhân dân trong xã.

Nhờ sự nhiệt huyết, gắn bó với nghề, thầy Kiêm đã truyền thụ kiến thức cho bao thế hệ học trò vùng biên giới. Đặc biệt, thầy còn truyền lửa cho các giáo viên trẻ noi theo, tiếp thêm nghị lực, vững tin với nghề, gắn bó với công tác giảng dạy tại vùng biên.

Thầy Kiêm tuy có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cần mẫn bám trường, bám lớp gieo chữ cho bao thế hệ học trò vùng biên Sơn La.
Thầy Kiêm tuy có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cần mẫn bám trường, bám lớp gieo chữ cho bao thế hệ học trò vùng biên Sơn La.

Ông Phan Thanh Lăng - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Sốp Cộp cho biết, trước hoàn cảnh khó khăn của thầy Kiêm, các cấp công đoàn đã thường xuyên thăm hỏi, động viên thầy cùng gia đình, đặc biệt là các ngày lễ tết. Tuy nhiên, những món quà đó chủ yếu chỉ mang ý nghĩa về mặt tinh thần.

“Hiện thầy Kiêm đã tích góp, vay mượn được khoảng 30 triệu đồng để dựng nhà mới, phần còn lại mong muốn được sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm khắp mọi miền đất nước” - ông Lăng nhấn mạnh.

Mọi sự giúp đỡ hoàn cảnh LD 22060 - thầy Lường Văn Kiêm xin gửi về Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng, số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 02439232748. Số tài khoản (STK): 113000000758 tại Vietinbank Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội. STK: 0021000303088 - tại Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội, STK: 12410001122556 - tại BIDV - Chi nhánh Hoàn Kiếm.

Hoặc liên hệ trực tiếp thầy Kiêm theo số điện thoại 0366897645, địa chỉ: Bản Mạt, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ủng hộ qua STK: 1391004150093 Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình - Chủ tài khoản: Lường Văn Kiêm.

Hùng Dân - Minh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hành trình trở thành thầy giáo của cậu bé Mông ở điểm nóng ma tuý Hoà Bình

Khánh Linh |

Hoà Bình - Từ cậu bé người Mông ở "thánh địa" ma tuý đến giáo viên dạy giỏi của huyện Mai Châu là một hành trình dài của thầy giáo Sùng A Thông.

Thầy giáo kêu gọi kinh phí, mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo

Trung Dũng |

Đắk Lắk - Thầy Lương Hữu Hải hiện là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar. Không chỉ tận tụy với học sinh khi ở trên bục giảng, trong cuộc sống đời thường, thầy Hải còn miệt mài huy động các nguồn lực để tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Thầy giáo nâng bước trẻ khuyết tật đến trường

THANH TUẤN |

Để giúp trẻ khuyết tật ở huyện Đức Cơ, Gia Lai được đến trường học tập như bao học sinh bình thường khác, thầy giáo Hồ Đức Kỳ (SN 1982) - Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã có những sáng kiến hữu ích.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hành trình trở thành thầy giáo của cậu bé Mông ở điểm nóng ma tuý Hoà Bình

Khánh Linh |

Hoà Bình - Từ cậu bé người Mông ở "thánh địa" ma tuý đến giáo viên dạy giỏi của huyện Mai Châu là một hành trình dài của thầy giáo Sùng A Thông.

Thầy giáo kêu gọi kinh phí, mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo

Trung Dũng |

Đắk Lắk - Thầy Lương Hữu Hải hiện là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar. Không chỉ tận tụy với học sinh khi ở trên bục giảng, trong cuộc sống đời thường, thầy Hải còn miệt mài huy động các nguồn lực để tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Thầy giáo nâng bước trẻ khuyết tật đến trường

THANH TUẤN |

Để giúp trẻ khuyết tật ở huyện Đức Cơ, Gia Lai được đến trường học tập như bao học sinh bình thường khác, thầy giáo Hồ Đức Kỳ (SN 1982) - Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã có những sáng kiến hữu ích.