LD 21160: Mẹ xin con đừng chết con ơi!

Hồng Phúc |

Bà Thanh khóc ngất, nghẹn lại ở cổ họng rồi ngã vật xuống nền nhà. Trên chiếc giường cũ, tối om, con trai đang vật vã trong những cơn đau đến xé da, xé thịt. Không cầm lòng được, bà van xin: “Mẹ xin con đừng chết con ơi!”.

Chồng vừa chết, con trai lại bị tai nạn, tính mạng ngàn cân treo sợi tóc

Cô Thanh nghẹn ngào kể lại câu chuyện bi đát của gia đình mình.

“Hoàn cảnh nhà cô Thanh bi đát lắm, cả xã tôi đều biết và thương. Chồng chết chưa được bao lâu thì con trai cô bị tai nạn, thập tử nhất sinh”. Lời kể của bà Phạm Thị Thơm - Bí thư Chi bộ thôn Khang Lâm, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định khiến chúng tôi vô cùng ái ngại khi trở về thăm gia đình bà Trần Thị Thanh.

Bà Thanh khóc nghẹn vì cuộc đời quá cơ cực.
Bà Thanh khóc nghẹn vì cuộc đời quá cơ cực. Bà cầu xin "Con đừng chết con ơi!".
Vụ tai nạn xe máy đã cướp đi mọi thứ của con trai Phạm Văn Nam.
Vụ tai nạn xe máy đã cướp đi mọi thứ của con trai bà - em Phạm Văn Nam.

Trong căn nhà nhỏ, sơ sài và có phần hơi lành lạnh, người đàn bà khốn khổ ngồi thu mình ở 1 góc, nước mắt giàn giụa, chảy dài xuống cổ. Đôi mắt đỏ, bà len lén nhìn con trai đang vật vã trên giường mà trong lòng như có trăm mũi dao cứa vào. Bà khóc: “Giá như không có vụ tai nạn ấy thì giờ tôi cũng được nhờ cháu nó rồi. Vậy mà…”.

Sự thật nghiệt ngã, chồng bà đột ngột qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo, tiếp đến là con trai Phạm Văn Nam lại bị tai nạn xe máy năm 2018 đã cướp đi sạch mọi thứ của em. Từ một chàng trai trẻ, tràn đầy sinh lực và bao hoài bão, ước mơ, em chấp nhận sống trong sự tủi hờn, xấu hổ và cả sự mặc cảm, tự ti. Không nói câu gì, Nam chỉ ngước lên nhìn mẹ rồi lại ngồi thu mình ở 1 góc…

Nam đã từng là chàng trai khỏe mạnh, có nhiều hoài bãi, ước mơ nhưng giờ phải dừng lại hết.
Nam đã từng là chàng trai khỏe mạnh, có nhiều hoài bãi, ước mơ nhưng giờ phải dừng lại hết.
Bà Thanh đau đớn khi kể chuyện về con trai.
Bà Thanh đau đớn khi kể chuyện về con trai.

Những đớn đau về thể xác hành hạ khiến em mỏng manh, gầy ốm như một cành củi khô. Thương con, ngày ngày bà Thanh chỉ biết cầu trời khấn Phật mang lại phép nhiệm màu để con trai có thêm một cơ hội nữa được sống chứ không phải cầm cự, tồn tại như lúc này.

“Chồng tôi chết rồi, tôi chỉ có mình nó là chỗ dựa thôi. Vậy mà nào ngờ mọi chuyện lại ra nông nỗi thế này. Tôi sợ lắm, tôi sợ nó có mệnh hệ gì thì tôi cũng theo nó đi luôn thôi” – bà Thanh khóc nghẹn, vật vã trong gian buồng âm u…

Bị nhiễm trùng nặng, mẹ nghèo vẫn cố đi giúp việc kiếm cái ăn cho con

Để mưu sinh, trước kia bà Thanh vẫn đẩy chiếc xe tự chế cọc cạch đi chợ bán bánh buổi chiều để kiếm cái ăn cho con. Nhưng nay dịch COVID-19 tràn về, cùng với sức khỏe đã kém nhiều nên bà xin đi giúp việc. Gần đây vì vết thương hở ở tay, nhưng bà không kiêng cữ, vẫn cố đi làm thành ra bị nhiễm trùng nặng, có thể dẫn đến hoại tử tay.

Chồng chết, mẹ chồng qua đời rồi liên tiếp con trai gặp tai nạn khiến bà Thanh chới với.
Chồng chết, mẹ chồng qua đời rồi liên tiếp con trai gặp tai nạn khiến bà Thanh chới với.
Bà cầu xin mọi người giúp đỡ để con trai bà không bỏ bà mà đi.
Bà cầu xin mọi người giúp đỡ để con trai bà không bỏ bà mà đi.

Những cơn sốt co giật kéo dài buộc bà phải xin nghỉ tạm thời về nhà. Không có tiền đi viện và mua thuốc, bà lấy 1 chiếc khăn tay mỏng quấn tạm vào. Xót bà, hàng xóm láng giềng gom góp được vài trăm nghìn và giục bà đến viện nhưng thương con, bà xin phép để tiền đó mua cái ăn cho con.

Bà không tin là cuộc đời mình lại quá nhiều truân chuyên đến vậy.
Bà không tin là cuộc đời mình lại quá nhiều truân chuyên đến vậy.

“Chúng tôi ở đây thật sự rất lo lắng. Mấy ngày trước cô ấy sốt, rồi từ vết thương đã kéo hết lên cả cánh tay và toàn thân đau nhức. Giờ vì nghèo khổ quá mà không có tiền đi bệnh viện” – bà Phạm Thị Thơm sốt ruột tâm sự với chúng tôi bằng ánh mắt thiết tha cầu cứu. Không nghĩ đến bản thân, điều bà Thanh lo nhất là con trai. Bất lực, đường cùng, bà chỉ có thể thắp hương cho chồng mà khóc. Bà ước gì mọi đớn đau mình sẽ đều gánh cả để con trai có cơ hội được sống thêm một lần nữa. Nhưng đó chỉ là những điều bà suy nghĩ, còn thực tế quá nhiều những đắng cay… Bà chỉ biết cầu xin mọi người giúp đỡ để con trai không bỏ bà mà đi.

Mọi sự giúp đỡ gia đình bà Trần Thị Thanh xin gửi về Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng, số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232748.

Số tài khoản (STK): 113000000758 tại Vietinbank Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội. STK: 0021000303088 - tại Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội, STK: 12410001122556 - tại BIDV - Chi nhánh Hoàn Kiếm.

Hoặc ủng hộ trực tiếp đến Mã số: LD 21160, bà Trần Thị Thanh. Địa chỉ: Thôn Khang Lâm, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Số ĐT: 0336789354

Hồng Phúc
TIN LIÊN QUAN

Thất nghiệp, vợ chồng người thợ hồ cơ cực nuôi 3 người cháu thất học

Minh Châu |

Đã nhiều tháng nay, ông Lê Văn Hoá (62 tuổi) thất nghiệp vì dịch bệnh COVID-19. Với nghề thợ hồ, mỗi ngày ông kiếm được 300-400.000 đồng nhưng “bữa được bữa mất”. Từ khi tỉnh Đồng Nai áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, ông Hoá chính thức thất nghiệp. Không có tiền, hai vợ chồng ông và 3 đứa cháu nhỏ sống “lay lắt” trong sự giúp đỡ của bạn bè, họ hàng, chờ dịch bệnh sớm qua để đi kiếm việc làm.

Công nhân là F0, trăn trở lo cho gia đình không có cái ăn

Đình Trọng - Hồng Phúc |

Hai anh em ruột Nguyễn Văn H (sinh năm 2000) và Nguyễn Văn H (sinh năm 2003) là công nhân Công ty TNHH Yong Hao Việt Nam (TP.Thuận An, Bình Dương) đều trở thành F0 trong đại dịch COVID-19. Hàng ngày trong khu cách ly, hai anh em đều nóng ruột ngóng ngày khỏi bệnh trở ra để được tiếp tục làm việc, phụ giúp bố mẹ.

LD 21157: Cụ bà bị ung thư trực tràng chăm chồng tai biến

Hồng Phúc |

Bị ung thư trực tràng khiến bà Dụng đau đớn nhưng vẫn gắng chăm chồng đang bị tai biến nằm liệt giường. Bà ước ông bà sẽ chết cùng nhau để con cái đỡ khổ.

Dịch bệnh, công nhân thất nghiệp ở nhà trọ, vật vã chống chọi với bệnh tật…

Hồng Phúc - Đình Trọng |

công nhân của Công ty Esprinta Việt Nam (KCN Sóng Thần II), anh Trịnh Đình Thức từ Thanh Hóa vào Bình Dương lập nghiệp những mong có được công việc và cuộc sống ổn định. Tai họa ập đến khi anh được chẩn đoán bị suy thận mãn giai đoạn cuối, phải đi chạy thận 3 lần/tuần nhưng đã gần 1 tháng nay công ty nghỉ dịch nên không thu nhập.

Hàng triệu công nhân, lao động mất việc làm, cầm cự… giữa tâm dịch COVID-19

Nhóm PV |

COVID -19 như một thảm họa ập đến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống của công nhân, lao động nghèo. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2021 có khoảng 59.800 doanh nghiệp đóng cửa kéo theo hàng triệu lao động mất việc làm. Bao nhiêu gia đình lâm vào cảnh ăn bữa nay, chạy lo bữa mai… Họ đều đang cầm cự, mong được bình an giữa tâm dịch COVID -19 nguy hiểm này.

LD 21152: Cụ bà cô đơn cả đời mơ có 10 triệu đồng sửa căn nhà nát

Hồng Phúc |

Ngoài 70 tuổi, bà Duyên mắt mờ, chân chậm, cầm cự sống qua ngày. Căn nhà bà dột nát, xập xệ, cứ mưa đến là ngập lênh láng đến tận gối… nên ước mơ cả đời bà Duyên chỉ mong có khoảng 10 triệu đồng sửa chữa nó.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Thất nghiệp, vợ chồng người thợ hồ cơ cực nuôi 3 người cháu thất học

Minh Châu |

Đã nhiều tháng nay, ông Lê Văn Hoá (62 tuổi) thất nghiệp vì dịch bệnh COVID-19. Với nghề thợ hồ, mỗi ngày ông kiếm được 300-400.000 đồng nhưng “bữa được bữa mất”. Từ khi tỉnh Đồng Nai áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, ông Hoá chính thức thất nghiệp. Không có tiền, hai vợ chồng ông và 3 đứa cháu nhỏ sống “lay lắt” trong sự giúp đỡ của bạn bè, họ hàng, chờ dịch bệnh sớm qua để đi kiếm việc làm.

Công nhân là F0, trăn trở lo cho gia đình không có cái ăn

Đình Trọng - Hồng Phúc |

Hai anh em ruột Nguyễn Văn H (sinh năm 2000) và Nguyễn Văn H (sinh năm 2003) là công nhân Công ty TNHH Yong Hao Việt Nam (TP.Thuận An, Bình Dương) đều trở thành F0 trong đại dịch COVID-19. Hàng ngày trong khu cách ly, hai anh em đều nóng ruột ngóng ngày khỏi bệnh trở ra để được tiếp tục làm việc, phụ giúp bố mẹ.

LD 21157: Cụ bà bị ung thư trực tràng chăm chồng tai biến

Hồng Phúc |

Bị ung thư trực tràng khiến bà Dụng đau đớn nhưng vẫn gắng chăm chồng đang bị tai biến nằm liệt giường. Bà ước ông bà sẽ chết cùng nhau để con cái đỡ khổ.

Dịch bệnh, công nhân thất nghiệp ở nhà trọ, vật vã chống chọi với bệnh tật…

Hồng Phúc - Đình Trọng |

công nhân của Công ty Esprinta Việt Nam (KCN Sóng Thần II), anh Trịnh Đình Thức từ Thanh Hóa vào Bình Dương lập nghiệp những mong có được công việc và cuộc sống ổn định. Tai họa ập đến khi anh được chẩn đoán bị suy thận mãn giai đoạn cuối, phải đi chạy thận 3 lần/tuần nhưng đã gần 1 tháng nay công ty nghỉ dịch nên không thu nhập.

Hàng triệu công nhân, lao động mất việc làm, cầm cự… giữa tâm dịch COVID-19

Nhóm PV |

COVID -19 như một thảm họa ập đến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống của công nhân, lao động nghèo. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2021 có khoảng 59.800 doanh nghiệp đóng cửa kéo theo hàng triệu lao động mất việc làm. Bao nhiêu gia đình lâm vào cảnh ăn bữa nay, chạy lo bữa mai… Họ đều đang cầm cự, mong được bình an giữa tâm dịch COVID -19 nguy hiểm này.

LD 21152: Cụ bà cô đơn cả đời mơ có 10 triệu đồng sửa căn nhà nát

Hồng Phúc |

Ngoài 70 tuổi, bà Duyên mắt mờ, chân chậm, cầm cự sống qua ngày. Căn nhà bà dột nát, xập xệ, cứ mưa đến là ngập lênh láng đến tận gối… nên ước mơ cả đời bà Duyên chỉ mong có khoảng 10 triệu đồng sửa chữa nó.