Gia Lai - Kon Tum:

Đau thương những mảnh đời sau cơn lũ cuốn

THANH TUẤN |

Mưa lũ hiện đang gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của người dân nhiều tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Tại 2 tỉnh Gia Lai - Kon Tum, mưa lũ làm 4 người chết, đẩy nhiều gia đình nơi biên giới xa xôi rơi vào tình cảnh khốn khó, tang thương.

Lũ làm tan nát những gia đình

Tại tỉnh Kon Tum, mưa lũ làm 2 người thiệt mạng, trường hợp thứ nhất là em sinh viên Y Liên (19 tuổi, trú tại làng Tam Rin, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông). Em Y Liên là sinh viên khoa Nông lâm - Đại học Đà Lạt, chiều ngày 11.10, em về thăm nhà thì bị nước lũ cuốn trôi khi chỉ còn cách nhà chừng 5 cây số. Trường hợp thứ 2 là thượng úy Phạm Ngọc Hải (39 tuổi, Bộ đội Biên phòng Kon Tum). Trong khi từ chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trở về Đồn Biên phòng Sông Thanh, đóng tại xã biên giới Đăk Plô, huyện Đăk Glei thì anh Hải bị nước lũ cuốn trôi, thi thể cách hiện trường 200 mét.

Mưa lũ làm con mất cha, vợ mất chồng, anh mất em… những tiếng khóc xé lòng nơi biên viễn xa xôi, cách trở khiến ai cũng phải xót xa. Chúng tôi ngược lên phía đỉnh Ngọc Linh để tới thăm nhà Y Liên. Khi qua đoạn ngầm nơi em Y Liên bị nạn, chợt thấy nhói lòng trước cái chết của cô sinh viên xấu số mà cũng khâm phục sự cố gắng của người học trò hiếu học. Ở một nơi xa và nghèo khó như xã Ngọc Yêu, nằm trên dãy Ngọc Linh, cách TP.Kon Tum hơn 100 cây số. Vậy mà, suốt nhiều năm qua Y Liên vẫn đều đặn đến trường và giành nhiều thành tích học tập tốt.

Cha Y Liên, anh A Công (46 tuổi) là một giáo viên gắn bó với trường Tiểu học và THCS xã Văn Xuôi, huyện Tu Mơ Rông. Anh Công kể, từ nhỏ Y Liên là đứa trẻ chăm học, sáng dạ. Vừa đi học trường Trung học Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh, Y Liên vừa làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống, phụ cha mẹ. Khi qua Đà Lạt học, Y Liên ở chung trọ với bạn cùng lớp, chi tiêu tằn tiện để mua thêm sách vở, tài liệu nghiên cứu. Y Liên từng nói với gia đình, ước mơ sau này cô có kiến thức nhiều về ngành Nông lâm, sẽ trở lại quê hương nghiên cứu trồng, phát triển, bảo vệ loại sâm Ngọc Linh nổi tiếng.

“Ai ngờ, khi cháu về thăm nhà, dòng nước lũ oan nghiệt đã cướp đi tính mạng, làm dang dở giấc mơ của cháu. Còn chị gái là Y Lên cũng suýt mất mạng khi ra tới đập tràn để dẫn em về nhà”, anh A Công khóc nói. Theo anh A Công, dù gia đình có khó khăn cỡ gì thì cũng đầu tư cho con gái ăn học nên người. Lắm lúc hết tiền, gia đình phải chạy vạy đi mượn bà con, hàng xóm gửi cho con. Chị Y Sê (41 tuổi, mẹ Y Liên) bảo rằng, quanh năm chị quần quật trên nương rẫy, chăm bẫm hơn nửa hécta càphê, tiêu để có tiền nuôi con ăn học. Có khi chị phải đi hái măng trong rừng sâu, bán cả trâu bò để đầu tư cho Y Liên đi học. Vậy mà, dòng nước lũ dữ chảy ra từ rừng đã cướp đi tính mạng cô sinh viên…

Những ngày qua, nhiều người thân, bạn bè tới thắp nén hương thơm trên bàn thờ đồng chí Thượng úy Phạm Ngọc Hải. Chị Phan Thị Xuân (vợ anh Hải, trú thị trấn Đăk Tô) kể, những tháng có dịch COVID-19, anh Hải ít khi về nhà thăm vợ con. Lần gọi điện nào anh cũng bảo đang trực chiến ở Đồn biên phòng Sông Thanh, đóng tại xã Đăk Plô.

“Ngày trước anh Hải đi Bộ đội đóng quân bên tỉnh Đăk Nông, còn mình làm giáo viên ở huyện Kon Plong cách xa hàng trăm cây số. Cưới nhau xong mà những lần vợ chồng gặp mặt nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các nay hơn 1 năm, anh xin được chuyển công tác về đồn Biên phòng Sông Thanh, mình xin chuyển về dạy ở trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh, thị trấn Đăk Tô để gần gũi chăm con cái. Ai ngờ tai ương ấp tới…”, chị Xuân sụt sùi nói.

Anh Hải ra đi để lại 2 con thơ là cháu Phạm Ngọc Bích Thủy (học sinh lớp 2) và cháu Phạm Ngọc Gia Hân (2 tuổi). Cháu Hân còn quá nhỏ, trên đầu quấn khăn tang nhưng không hề biết là cha của cháu đã vĩnh viễn không trở về. Cháu Hân trong vòng tay mẹ còn hỏi “cha đi biên giới bao giờ về, khi về có mua bim bim cho không?”. Sự ngây thơ của đứa bé trước nỗi đau tột cùng của người lớn càng khiến tang thương thêm bao trùm căn nhà nhỏ, đơn sơ nép mình bên dốc đồi. Trong gia đình 6 người con, anh Hải là con út, sống chung với mẹ già nay đã ngoài 70 tuổi, thường xuyên ốm đau.

Mẹ trẻ mong tìm thấy xác con

Ngày 18.10, thượng tá Lưu Văn Đoàn - Bí thư Đảng ủy Công ty TNHH MTV Bình Dương, Binh đoàn 15 - cho biết, sau gần 2 tuần tích cực tìm kiếm, lực lượng chức năng hơn 150 người vẫn chưa tìm ra thi thể cháu Nguyễn Hoàng Bảo Long (SN 2013) bị nước lũ cuốn trôi mất tích. Trước đó, vào đêm 6.10, anh Nguyễn Văn Trường (SN 1983) lội qua đập tràn suối Đội 7 (làng Chư Kó, xã Ia Púch, huyện Chư Prông) để đón con trai là cháu Nguyễn Hoàng Bảo Long. Khi qua giữa suối, 2 cha con bị nước lũ cuốn trôi mất tích.

Chị Hoàng Thị Thúy Vinh (SN 1989, vợ anh Trường) và con gái Nguyễn Quỳnh Như (học sinh lớp 6) đau đớn vì gia đình mất đi người thân yêu. Nhiều năm qua, anh Trường ra ngoài làm thuê, làm mướn đủ nghề để có tiền nuôi con cái ăn học. Vài năm gần đây, giá caosu xuống thấp, đời sống công nhân gặp khó khăn, chị Vinh phải nuôi thêm dê, trồng thêm rau, đậu đưa ra chợ bán kiếm thêm thu nhập. Đầu năm học mới của 2 con, anh Trường làm việc tận khuya mới về nhà để có tiền mua thêm cuốn tập, cây bút cho con nhỏ. Ai ngờ tai họa giáng đến quá bất ngờ.

Hiện tại, gia đình chị Vinh vẫn để chiếc quan tài chờ sẵn trước hiên nhà, mong ngóng tìm được thi thể con trai để đưa về lo hậu sự.

Trước sự mất mát của người dân trong cơn lũ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an, Quân đội đã tổ chức lo hậu sự, động viên, hỗ trợ gia đình nạn nhân sớm vượt qua hoạn nạn. Đại diện Qũy Tấm lòng Vàng Lao Động cũng đã đến thăm hỏi, động viên và trao tặng các suất quà, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng cho gia đình có người bị nạn. Phần quà tuy không lớn nhưng để động viên tinh thần các gia đình sớm vượt qua nỗi đau mưa lũ, để vươn lên trong cuộc sống.

* Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng Vàng Lao Động tiếp tục phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 triển khai chương trình “Triệu vòng tay hướng về đồng bào vùng lũ”.

Chương trình nhằm tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân người Việt Nam trong và ngoài nước quyên góp kinh phí đến các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra; đặc biệt là với NLĐ bị ảnh hưởng kép mưa lũ và dịch COVID-19.

Chương trình tiếp nhận tin nhắn ủng hộ từ ngày 1.9.2020 đến hết ngày 30.10.2020 với cú pháp: BL gửi 1407. Mỗi tin nhắn, bạn đã đóng góp 20.000 đồng cho các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào vùng lũ. Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng, STK: 113000000758 tại Vietinbank - chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội; ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 129000015204; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, STK: 0021000303088. Ủng hộ miễn phí tại BIDV - chi nhánh Hoàn Kiếm, STK: 12410001122556.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

CSGT chi viện cho các trung tâm đăng kiểm trong thời gian bao lâu?

Anh Tuấn |

Cùng với sự hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), loạt giải pháp đang được cơ quan chức năng rốt ráo triển khai để chấm dứt việc xe xếp hàng chờ đăng kiểm.

Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH sau khi Báo Lao Động vào cuộc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài về việc Công ty Haprosimex nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân khiến nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau, tử tuất... Công ty Haprosimex đã phải nộp một phần các khoản nợ vào BHXH huyện Gia Lâm.

Vụ 37 người nhiễm độc methanol: Chưa thể đưa ra phương án xử lý doanh nghiệp

Trần Tuấn |

Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết, vụ nhiễm độc methanol trong môi trường lao động diễn ra tại Công ty HS Tech Vina (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang được Công an tỉnh Bắc Ninh điều tra làm rõ nguyên nhân.