Bà cụ suốt 25 năm âm thầm dành dụm hưu trí thực hiện “hành trình nhân ái“

MAI THẮNG |

Trong suốt hơn 25 năm qua, bà Lê Thị Tâm (biệt danh dì Mười, Mười Đào, phường 4, quận Phúc Nhuận, TP Hồ Chí Minh) đã luôn âm thầm dành dụm lương hưu trí của mình để mua quà tặng cho học sinh nghèo, người già neo đơn và thân nhân gia đình liệt sĩ Trường Sa, DK1.

“Trách nhiệm với những người đi trước”

Nước mắt rưng rưng, bà Tâm kể về 9 năm bị địch bắt gia cầm ngoài Côn Đảo và hành trình đi làm việc nghĩa. Bà cho hay tên Mười Đào là biệt danh khi hoạt động cách mạng và những năm tháng bị địch bắt giam cầm ngoài Côn Đảo.

Bà cũng đã từng tham gia kháng chiến trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước.  Năm 1989, dì Mười Đào về hưu. Từ đó bà luôn góp tiền lương hưu trí đi làm việc nghĩa. Năm 1999, bà đã từng bán căn nhà ở đường Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận để mua 14 tấn gạo tặng người dân các tỉnh Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Phú Yên bị cơn lũ lịch sử.

Dì Mười Đào tặng quà cho trẻ em nghèo tại Trường Tiểu học Phước Cát 2, Cát Tiên, Lâm Đồng. Ảnh MT

Bà cũng đã từng vượt đường lên “vùng lõm” giữa rừng già Cát Tiên, Lâm Đồng để tặng quà cho học sinh nghèo vùng dân tộc và các thầy cô giáo gian khổ ở Trường Tiểu học Phước Cát 2.

Dì Mười Đào chia sẻ: “Tôi được sống như ngày hôm nay, trong khi hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ đã ngã xuống. Tôi chỉ góp một chút để xoa dịu nỗi đau của vợ, con gia đình các liệt sĩ, để các liệt sĩ yên nghỉ vĩnh hằng. Tôi không làm từ thiện, mà tôi làm vì trách nhiệm nghĩa vụ của lớp người đi trước. Những phần quà tôi tặng giá trị về vật chất ít, nhưng ân sâu nghĩa nặng, xuất phát từ trái tim. Tôi cũng không giàu có gì, tất cả góp lại từ lương hưu”.

Những phần quà ân sâu, nghĩa nặng

Vừa qua, tại trụ sở khu phố 4 phường 11 Tp. Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dì Mười lại tiếp tục trao 12 phần quà hỗ trợ thân nhân các gia đình Liệt sĩ Trường Sa, DK1 và các chiến sĩ Hải quân Vùng 2 khu vực Vũng Tàu hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Buổi lễ tặng quà có lãnh đạo khu phố 4 phường 11, các cựu quân nhân Hải quân Đoàn tàu không số và những người 42 năm trước đã từng công tác tại nhà tù Côn Đảo cùng với dì Mười. Tại đây, Dì Mười lần lượt trao quà cho thân nhân gia đình liệt sĩ Trường Sa, DK1 và các chiến sĩ hải quân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (mỗi phần quà và tiền trị giá 2 triệu đồng).

Dì Mười Đào đã thực hiện "hành trình việc nghĩa" của mình suốt 25 năm qua. Ảnh MT

Hai mẹ con của chị Nguyễn Thị Dung, vợ, con của liệt sĩ Phan Văn Hạnh (hi sinh ngoài đảo Tốc Tan C năm 2014) đón xe đò từ xã Phú Thạnh huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai đến Vũng Tàu từ tối ngày hôm trước. Chị Dung nói trong xúc động: “Đây là lần thứ hai mẹ con em nhận được quà của dì Mười. Em chẳng biết nói gì ngoài lời chân thành cảm ơn dì cả. Em xuống sớm trước một tối để được gặp dì”.

Mọi người có mặt trong buổi nhận quà rơi nước mắt khi bà Nguyễn Thị Cháu, mẹ của liệt sĩ Lê Đức Hồng (hi sinh tại nhà giàn DK1 Phúc Nguyên 2A trong cơn bão lịch sử tháng 12-1998) ôm dì Mười nghẹn ngào: “Tôi cứ mong gặp dì”. Bà Cháu chỉ nói được thế rồi nghẹn lại, mắt đỏ hoe nhìn dì Mười. Hai mái đầu bạc trắng như nhau xúc động trong vòng tay xiết chặt.

Tuổi đã cao nhưng suốt những năm qua, dì Mười vẫn luôn mở rộng tấm lòng nhân ái, chia sẻ và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn cơ cực bằng chính những đồng lương hưu của mình. Cứ thế âm thầm và lặng lẽ suốt 25 năm nay, dì Mười Đào vẫn tiếp tục cống hiến bằng những hành động rất đỗi nhân văn.

 

 

MAI THẮNG
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá thế giới 2023 và tương lai có gì mới?

TAM NGUYÊN |

Tấm thẻ trắng được rút ra ở một trận đấu tại Bồ Đào Nha có thể là một trong những xu hướng cho bóng đá thế giới trong năm 2023 cũng như tương lai lâu dài…

Nghi lõi trong của Trái đất bắt đầu chuyển động khác lạ

Thanh Hà |

Lõi trong của Trái đất đang bắt đầu chuyển động theo hướng khác, một nghiên cứu mới chỉ ra.

NSƯT Chiều Xuân: "Tôi đi khắp nước Việt, đi đến đâu nhớ thương đến đó"

Nhóm PV |

Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới cùng Báo Lao Động, NSƯT Chiều Xuân đã có những chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh cũng như những trải nghiệm của chị khi đi khắp mọi miền Tổ Quốc.

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

Chè trung du cổ làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương

Kiên Nguyễn - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) lâu nay vẫn được biết đến là nơi hội tụ nhiều loại chè ngon có tiếng. Nhưng ít ai biết rằng trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái.

Người Việt toả sáng

Minh Hà (tổng hợp) |

Năm 2022, hai tiếng thiêng liêng “Việt Nam” vang lên nhiều lần ở những giải thưởng, bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Cùng Lao Động điểm lại một số gương mặt nổi bật.

Những ký ức thế giới trên vách đá Ngũ Hành Sơn

Tường Minh |

Một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam đã diễn ra vào những ngày cuối năm 2022 khi “Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam” chính thức được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu thế giới.