Xuất khẩu lao động

Yêu cầu công ty xuất khẩu lao động giải trình

TRẦN TUẤN |

Ngày 21.8, tin từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, vừa có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Quốc tế Kaizen (số 18 đường Nguyễn Thị Định, TP.Vinh, Nghệ An) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam (ngõ 149, phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) phải báo cáo giải trình liên quan đến việc tổ chức đưa lao động Nguyễn Thị Phương (SN 1990, trú xã Phúc Đồng, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đi Ả-rập Xê-út không thực hiện theo cam kết.

Cà Mau gặp khó trong xuất khẩu lao động

NHẬT HỒ |

Hạn chế về trình độ, công tác tổ chức chưa thật sự tốt, công tác tuyên truyền chưa được chú ý, kinh phí thực hiện thấp… - đó là những nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu lao động ở Cà Mau đạt được kết quả rất thấp.

Không có giấy phép vẫn tư vấn, vẫn thu tiền người lao động

LÊ TUYẾT |

Để làm rõ khiếu nại của người lao động (NLĐ), sau nhiều lần hẹn, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với Giám đốc Chi nhánh Cty CP Phát triển Hợp tác Giáo dục quốc tế tại TPHCM (Gọi tắt Trung tâm IECD) Nguyễn Thị Kim Loan; trao đổi qua điện thoại với bà Nguyễn Thị Hương Lan (SĐT 0936…) - Chủ tịch HĐQT Cty (có trụ sở tại Hà Nội), và tìm hiểu tại cơ quan chức năng, thì được biết Trung tâm IECD chưa được Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cấp phép hoạt động tư vấn giáo dục. Đơn vị này cũng không có chức năng hoạt động về xuất khẩu lao động.

Vỡ mộng xuất khẩu lao động vì... tin nhầm chỗ

LÊ TUYẾT |

Vì tin những lời tư vấn “có cánh”, nhiều người lao động (NLĐ) đã vay mượn tiền, cầm cố nhà cửa để nộp hàng chục triệu đồng cho Cty CP Phát triển Hợp tác Giáo dục quốc tế (IECD) - Chi nhánh tại TPHCM (P.17, Q.Gò Vấp, TPHCM) - Gọi tắt Trung tâm IECD - để được đi làm việc tại Canada, Hàn Quốc, Australia… với hình thức du học hoặc hợp tác lao động. Nhưng sau đó, họ chẳng những không được ra nước ngoài du học hay làm việc mà đứng trước nguy cơ bị Trung tâm IECD quỵt số tiền đã đóng.

Bộ Quy tắc ứng xử 2018 và công cụ giám sát lĩnh vực xuất khẩu lao động: Hạn chế đắt đỏ, bóc lột, rủi ro?

QUỲNH CHI |

Cả nước hiện có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) và có tới 120.000 người đi XKLĐ mỗi năm. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, tình trạng rủi ro, đào tạo sơ sài, chi phí cao gây ra không ít hệ lụy.

Bảo vệ người lao động đi xuất khẩu lao động: Cần bổ sung quy định vai trò của công đoàn

VIỆT LÂM |

Hội thảo tham vấn “Hiệu quả của hoạt động CĐ trong trợ giúp người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài” do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 26.4, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì hội thảo.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động “đem con bỏ chợ” sẽ bị dừng giấy phép

HOA LÊ |

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam khi nói về tình trạng vẫn còn những doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động bỏ mặc người lao động nơi xứ người khi họ gặp phải rủi ro.

Thi thể bà Trần Thị Bình đã được đưa về nhà

QUANG ĐẠI - VIỆT LÂM |

Ngày 14.3, anh Đinh Văn Chính (trú xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) cho biết: Anh đã ra Hà Nội nhận thi hài của mẹ là bà Trần Thị Bình và đưa về nhà.

Gian nan hành trình “đòi” thi hài mẹ

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Cuối tháng 1.2018, từ đơn kêu cứu của bạn đọc Đinh Văn Chính (xóm Mỹ Thượng, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An), Báo Lao Động có đăng loạt bài “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong” nêu trường hợp bà Trần Thị Bình (53 tuổi, bị khuyết tật nặng, sống tại Nghệ An) được “phù phép” thành người khác, trẻ hơn 14 tuổi, đủ sức khỏe để đi Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình. 

Người lao động tử vong... mang tên giả!

VIỆT LÂM - QUANG ĐẠI |

Báo Lao Động số 29, ra ngày 3.2.2018 có bài “Người khuyết tật được “phù phép” chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động rồi tử vong” phản ánh trường hợp bà Trần Thị Bình (SN 1963), bị khuyết tật nặng, được “phù phép” mang hộ chiếu Vương Thị Hoài Thu (SN 1977), đủ sức khỏe đi xuất khẩu lao động rồi tử vong; đã gần 1 năm, con trai chưa nhận được thi thể.

“Phù phép” người khuyết tật đi chữa bệnh, mất tích rồi... tử vong!

QUANG ĐẠI - VIỆT LÂM |

Tại Nghệ An, một phụ nữ 53 tuổi, bị khuyết tật nặng được “phù phép” thành người khác, trẻ hơn 14 tuổi, đảm bảo đủ sức khỏe để đi Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình. Điều đặc biệt nghiêm trọng là khi sang xứ người bà Trần Thị Bình 53 tuổi đã tử vong chưa rõ nguyên nhân, đến nay đã gần 1 năm, thân nhân chưa nhận được thi thể.

Tiếp vụ “Hàng loạt nạn nhân kêu cứu vì bị lừa đi xuất khẩu lao động”: Số nạn nhân lên đến hơn 100 người

VIỆT LÂM |

Báo Lao Động số 293, ra ngày 14.12, có đăng bài viết phản ánh vụ việc 20 người lao động (NLĐ) tại địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bị ông Nguyễn Thành Trung tự xưng là Giám đốc Cty CP Hữu Nghị chi nhánh tại Hà Nội “lừa” nộp tiền hàng tỉ đồng để được đưa đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật Bản. Hiện đối tượng Trung đang bị nhiều cơ quan công an truy nã.

Cty CP Xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá: Đào tạo “chui” cho người đi XK lao động

XUÂN HÙNG |

Văn phòng đại diện Cty CP Xuất khẩu lao động và thương mại du lịch Thanh Hoá (viết tắt là Văn phòng đại diện) do bà Lê Thị Tố Như đứng đầu không có chức năng đào tạo, đưa người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Tuy nhiên, đơn vị này vẫn tư vấn, tuyển dụng, mở lớp đào đạo tiếng, chuyên môn cho người lao động bất chấp quy định của Bộ LĐTBXH.

Tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động

QUỲNH CHI |

Bộ LĐTBXH đã hoàn thiện dự thảo nghị định quy định hướng dẫn chi tiết thực thi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hiện đang lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Đây là nỗ lực nhằm cụ thể hóa luật và tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) vốn nhiều tồn tại thời gian qua.

Công nhân mong đổi đời nhờ xuất khẩu lao động

NGUYỄN NGA |

Lương thấp, công nhân (CN) không đủ trang trải cuộc sống và chăm lo cho gia đình. Không ít trong số họ đã nghĩ tới việc đi xuất khẩu lao động, mong có cuộc sống tốt đẹp hơn.