Vắc xin COVID-19

Những cổ phiếu bùng nổ sau tin tốt vaccine COVID-19 của Pfizer và BioNTech

Minh An |

Thông tin từ Pfizer và BioNTech cho biết vaccine COVID-19 của họ hiệu quả tới trên 90% không chỉ khiến cổ phiếu của 2 công ty này tăng phi mã mà còn khiến thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa.

Xem xét thử nghiệm vắc xin COVID-19 trên người, dự kiến ngay trong tháng 11

Thùy Linh |

Vắc xin COVID-19 do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen đang được Bộ Y tế xem xét phê duyệt hồ sơ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (thử nghiệm trên người). Dự kiến sẽ triển khai ngay trong tháng 11.2020.

Chỉ 2/4 đơn vị nghiên cứu sản xuất vắc xin COVID-19 đúng tiến độ

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 4 đơn vị nghiên cứu và sản xuất vắc xin COVID-19 nhưng chỉ có 2 trong số các đơn vị này được đánh giá nghiên cứu bảo đảm tính khả thi, đúng tiến độ sản xuất.

Vaccine COVID-19 của Việt Nam đang được sản xuất để thử nghiệm lâm sàng

Thùy Linh |

Các nhà nghiên cứu và sản xuất vaccine COVID-19 tại VABIOTEC đã kết thúc quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và hiện đang tiến hành công đoạn sản xuất ra một sản phẩm vaccine ngừa COVID-19 hoàn chỉnh, tiến tới thử nghiệm lâm sàng.

Cuộc gặp với người đặt nền móng vắc-xin, “khắc tinh” của virus tử thần

Thảo Anh - Tuấn Anh - Duy Hưng - Thành Đô |

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Mẫn đã 86 tuổi và tính đến nay, ông dành 68 năm cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu sản xuất vắc-xin “made in Viet Nam”. Tấm huy chương đáng giá nhất mà ông nhận được chính là những liều vắc-xin được ra đời, là hàng triệu triệu đứa trẻ chào đời được lớn lên khoẻ mạnh.

Từ cuộc đua tìm vắc-xin COVID-19, gặp lại người mở đường tiêm chủng

Thảo Anh - Tuấn Anh |

Trong bối cảnh cả thế giới đang gồng mình vì đại dịch COVID-19, chạy đua sản xuất vắc-xin, Việt Nam cũng hiên ngang bước vào cuộc đua đó. Thế nhưng ít ai biết rằng nền móng của lĩnh vực sản xuất vắc-xin tại Việt Nam đã được những nhà khoa học thế hệ trước dày công xây đắp. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện về những chuyện giờ mới kể với Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Mẫn (sinh năm 1934) - một trong những người mở đường cho tiêm chủng ở Việt Nam.

Sử dụng huyết tương người khỏi bệnh để điều trị COVID-19: Nhiều kỳ vọng, nhưng chỉ 16 người hiến tặng

Thùy Linh - Lệ Hà |

Hiện nay, các biện pháp điều trị cho bệnh nhân COVID-19 chủ yếu là điều trị triệu chứng, trong khi nhiều quốc gia vẫn đang trong cuộc chạy đua tìm vaccine phòng COVID-19. Lúc này, phương pháp sử dụng huyết tương của người đã khỏi bệnh COVID-19 để điều trị cho các bệnh nhân khác được đặt nhiều kỳ vọng.

Quy mô sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19 của Việt Nam lớn cỡ nào?

Thanh Chân - Hà Sơn - Giang Thùy Linh |

Vắc-xin phòng COVID-19 đang được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 VABIOTECH - Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện các quy trình để có thể sản xuất quy mô lớn trong thời gian sớm nhất.

Việt Nam có kế hoạch tiếp cận vaccine COVID-19 của Nga

Thùy Linh |

Chiều 14.8, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế xác nhận Cục Quản lý Dược đã lên kế hoạch mua vaccine phòng chống COVID-19 của Nga. Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ xin ý kiến về việc này.

Vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới: Tính an toàn và hiệu quả ra sao?

Thùy Linh |

Mới đây, Nga vừa công bố vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, theo chuyên gia trong lĩnh vực vaccine của Việt Nam, cần thêm thời gian để đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine mới này.

Vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới: Việt Nam có tính chuyện nhập khẩu?

Thùy Linh |

Ngày 11.8, Nga đăng ký vaccine COVID-19 đầu tiên thế giới có tên thương mại là Gam-COVID-Vac. Việc thế giới có vaccine COVID-19 đầu tiên tác động như thế nào đến việc nghiên cứu và sản xuất vaccine COVID-19 tại Việt Nam?

Dự tuyển vắc xin COVID-19 thử nghiệm thành công trên chuột tại Việt Nam

Thùy Linh |

Về quá trình sản xuất vắc xin phòng chống COVID-19 tại Việt Nam, sau đợt tiêm thử nghiệm lần thứ hai, 50 con chuột được tiêm thử nghiệm có đáp ứng miễn dịch.

Vì sao vắc xin phòng chống COVID-19 lại mất nhiều thời gian nghiên cứu?

Phạm Dung - Phương Anh |

Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua để tìm ra vaccine phòng chống COVID-19. Đây là công việc ưu tiên hàng đầu nhằm hạn chế mức độ lây lan của virus và giảm thiểu số người thiệt mạng. Tuy nhiên để có được vaccine phòng chống virus SARS -CoV-2 đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu dài. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.BS Lê Văn Đông, Học viện Quân y để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.