Tuổi hưu

Hãy quan tâm đến đời sống của công nhân lao động

HUYÊN NGUYỄN |

“Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng cũng có thêm rất nhiều người lao động nghèo; có thêm sân bay, máy bay nhưng có vô vàn người lao động đang không có nhà ở. Cũng không ít công nhân trong nắng nóng hơn 40 độ C này đang ở trong căn nhà fibroximăng nóng bức, chật chội, có nhiều người mong được đi làm thêm để tránh nóng, giảm tiền điện…

Công nhân dệt may không muốn tăng tuổi nghỉ hưu

THỤC QUYÊN (ghi) |

Nhiều ý kiến bày tỏ không đồng tình tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động trực tiếp, trong đó có CNLĐ nữ ngành dệt may. Bởi lẽ với đặc thù công việc, họ sẽ không thể duy trì được sức khỏe đến độ tuổi 55-60 để được về hưu như trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra.

Chính phủ chọn phương án nào về độ tuổi nghỉ hưu?

HUYÊN NGUYỄN |

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp (cơ quan soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi) cho biết: Trên cơ sở 2 phương án đề xuất của cơ quan soạn thảo, Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án nâng tuổi nghỉ hưu với lộ trình 15 năm.

Quy định tuổi nghỉ hưu cần căn cứ đặc điểm ngành nghề

Xuân Nhàn |

Chiều 17.5, LĐLĐ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tham dự có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các sở, ngành liên quan.

Nhiều công nhân lao động trực tiếp không muốn tăng tuổi nghỉ hưu

Thục Quyên |

Thông tin tại hội thảo lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu và phòng chống quấy rối tình dục do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam tổ chức ngày 15.5 cho thấy, nhiều CNLĐ trực tiếp, nhất là những người làm việc trong các ngành nghề thâm dụng lao động như dệt may, điện tử… không muốn tăng tuổi nghỉ hưu.

Cân nhắc đối với công nhân lao động trực tiếp

QUẾ CHI |

Đồng ý với Phương án 1 điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐTBXH vừa công bố, tuy nhiên, theo Tổng LĐLĐVN, cần cân nhắc, xem xét tuổi nghỉ hưu của các đối tượng là CNLĐ trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù.

Chọn tăng tuổi nghỉ hưu chậm hơn để tránh tạo “cú sốc chính sách"

Quế Chi |

Về nội dung điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐTBXH vừa công bố, Tổng LĐLĐVN đồng ý với phương án điều chỉnh tăng chậm hơn (Phương án 1).

Đề xuất nâng dần tuổi nghỉ hưu của nam và nữ từ năm 2021

ANH THƯ |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa công bố dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, trong đó đáng lưu ý là điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu phải phù hợp với ngành nghề, công việc

NAM DƯƠNG |

Tăng tuổi nghỉ hưu phải phù hợp với ngành nghề, công việc, là ý kiến của nhiều CNLĐ trong buổi tiếp xúc các Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Trần Kim Yến - Bí thư Quận ủy quận 1 (TPHCM) tại “Diễn đàn bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật Lao động (BLLĐ)” do Bộ Ngoại giao và thương mại Úc, Tổng LĐLĐVN, Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam và Tổ chức Sáng kiến đầu tư cho phụ nữ tổ chức tại TPHCM tối 6.4.

Tổng LĐLĐVN sẽ kiến nghị xem xét độ tuổi nghỉ hưu phù hợp...

TRẦN NGỌC DUY |

Ngày 22.3, tại khu Công nghiệp cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh), Tổng LĐLĐ Việt Nam; Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam và CĐ Quảng Ninh đồng tổ chức Diễn đàn về bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật Lao động (BLLĐ). Giải đáp và tham dự diễn đàn với trên 150 lao động nữ (cùng gia đình) làm việc trong khu công nghiệp, có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu QH, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN; Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN Trịnh Thanh Hằng và đại diện tổ chức Care cùng lãnh đạo một số doanh nghiệp (DN) trong khu công nghiệp...

Nữ công nhân cao su sẽ không cầm được sổ hưu nếu tăng tuổi hưu

LÊ TUYẾT |

Với đặc thù công việc nặng nhọc, trước đây, nhiều nữ công nhân (CN) cao su đã xin nghỉ việc khi mới ngoài 40 tuổi. Cho nên nếu sửa đổi Bộ Luật lao động, tuổi hưu của tất cả lao động nữ đều tăng lên thì nhiều nữ CN ngành cao su có thể sẽ không nhận được sổ hưu.

Lắng nghe ý kiến của công nhân lao động về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

HÀ ANH CHIẾN |

Chiều 28.12, đoàn công tác của Quốc hội, Tổng LĐLĐVN, tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam do ông Ngọ Duy Hiểu, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện bình đẳng giới tại doanh nghiệp.

Sửa đổi Bộ Luật Lao động: Đề xuất linh hoạt khung tuổi nghỉ hưu

LÊ HOA |

Nhiều chuyên gia cho rằng việc nghỉ hưu nên phân chia theo ngành nghề và linh hoạt theo khung độ tuổi để người lao động lựa chọn.

Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có phải chấm dứt HĐLĐ?

NAM DƯƠNG ghi |

Bạn đọc có email mailto: mimi@vgp.xxx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là nữ hiện đang công tác tại một công ty liên doanh với nước ngoài. Tôi sinh ngày 25.1.1964, đến 25.1.2019 tôi tròn 55 tuổi, nhưng hiện tại tôi mới đóng BHXH được hơn 16 năm, tính từ 1.8.2002 khi bắt đầu vào công ty này làm việc. Tính đến thời điểm đủ 55 tuổi, tôi mới đóng bảo hiểm được 16 năm, 5 tháng. Vậy theo luật lao động Việt Nam, tôi có bị buộc phải về hưu trong khi vẫn còn đủ sức khỏe làm việc và công ty vẫn cần vị trí tôi đang công tác không?

Không tăng tuổi hưu sẽ phải "nhập khẩu" lao động

ANH THƯ |

Hiện nay, tuổi thọ trung bình là 73,4 tuổi, nhưng tuổi nghỉ hưu vẫn giữ nguyên. Các chuyên gia cho rằng nếu không nâng tuổi nghỉ hưu thì sẽ phải đối mặt với vấn đề phải “nhập khẩu” lao động như các nước.