Truy vết COVID-19

Bộ Y tế: Chưa thể coi COVID-19 là bệnh lưu hành

Thùy Linh |

Bộ Y tế đánh giá, trong nước chưa coi COVID-19 là bệnh lưu hành, hiện Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa phòng chống đại dịch và quản lý bền vững.

Đã đến lúc dừng công bố số ca COVID-19 mới?

Thiều Trang |

Theo các chuyên gia nhận định, số ca COVID-19 được báo cáo hằng ngày chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, vì vậy có thể dừng công bố ca mắc mới, tập trung tuyên truyền các biện pháp dự phòng và đáp ứng dịch bệnh.

Nếu xem COVID-19 là bệnh đặc hữu, người bệnh có phải trả hết phí điều trị?

Thiều Trang |

Trước ý kiến cho rằng, thời điểm này cần xem COVID-19 là bệnh đặc hữu và xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác, nhiều người dân tỏ ra băn khoăn về việc tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh COVID-19 hay phải tự chi trả?

Đã đến lúc xem COVID-19 là bệnh đặc hữu để xã hội bớt căng thẳng

Thiều Trang |

"Khi chúng ta còn xem COVID-19 là đại dịch thì nỗi sợ hãi của người dân vẫn còn bao trùm, gây căng thẳng xã hội. Vì vậy, đây chính là thời điểm Việt Nam nên chuyển trạng thái, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu" - bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhấn mạnh.

Lý do có thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường

Thiều Trang |

Theo nhiều chuyên gia y tế, đây chính là thời điểm Việt Nam bắt buộc phải tính đến việc chuyển trạng thái, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường.

Không thể truy vết ca F0, quy định khai báo y tế còn phù hợp?

Thiều Trang |

Quy định khai báo y tế không còn phù hợp với tình hình hiện nay do các địa phương khó có thể truy vết được những trường hợp tiếp xúc của F0? PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, quy định khai báo y tế vẫn mang nhiều ý nghĩa - để kiểm soát bệnh tật, phòng dịch trong cộng đồng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội,...

Gọi tên các "F" trong truy vết COVID-19: Thực tế và đề xuất

PGS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y - DƯỢC HUẾ) |

Việc gọi tên các "F" trong truy vết COVID-19 hiện nay đã tạo nên nhiều hệ luỵ như trốn cách ly, khai báo không trung thực, cực kỳ khó khăn trong truy vết, phong toả diện rộng, ngăn cấm đi lại, lưu thông, cần giấy xét nghiệm. Tất cả những vấn đề này có khó giải quyết không? Làm thế nào để thích ứng an toàn, sống chung với dịch bệnh, nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh nói chung của người dân, có như vậy mới có cơ may kiểm soát hiệu quả dịch bệnh nói chung và COVID-19 nói riêng được.

Gọi tên các "F" trong truy vết COVID-19: Còn nhiều bất cập

PGS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y - DƯỢC HUẾ) |

Để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả thì việc gọi tên các "F" liệu còn phù hợp?

Đà Nẵng giúp Quảng Nam kiểm soát khai báo y tế online, truy vết COVID-19

THUỲ TRANG |

Ngày 28.7, Sở Thông tin Truyền thông TP.Đà Nẵng cho biết đã triển khai hệ thống quản lý khai báo y tế và kiểm soát vào/ra qua QR Code để kịp thời phục vụ cho tỉnh Quảng Nam phòng chống dịch COVID-19.

Ứng dụng công nghệ truy vết COVID-19 để bảo vệ công nhân

Trần Tuấn |

Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 khi số lượng lớn công nhân đi làm trở lại, tỉnh Bắc Ninh dự kiến sẽ quản lý lộ trình đi lại của công nhân qua đồng hồ gắn chip. Tương tự, tỉnh Bắc Giang đã vận hành và phát triển phần mềm truy vết COVID-19 trong công nhân.

10 ngày dịch COVID-19 lan rộng trong cộng đồng: Bản đồ truy vết F0

Hoàng Minh |

Ngày 27.4, Bộ Y tế công bố ca bệnh số 2857 là lễ tân khách sạn tại Yên Bái lây nhiễm SARS-CoV-2 từ nhóm chuyên gia nước ngoài thực hiện cách ly tập trung. Sau 10 ngày, dịch COVID-19 lan rộng trên 15 tỉnh / thành phố với nhiều chuỗi lây nhiễm khác nhau. Phần lớn các F0, F1 đều có tiền sử dịch tễ và lịch sử di chuyển phức tạp, gây khó khăn cho việc truy vết, khoanh vùng và dập dịch.

Quảng Ninh đã truy vết được 23.600 từ F1-F4: Trên 2.400 mẫu âm tính

Nguyễn Hùng |

“Ra quân” thần tốc, tính đến 10h00 ngày 30.1, toàn tỉnh Quảng Ninh đã truy vết được trên 23.600 trường hợp từ F1 đến F4 liên quan dịch tễ với các bệnh nhân mắc và nghi mắc COVID-19; lấy mẫu được gần 6.700 trường hợp.