San lấp đất trái phép

Ai tiếp tay, tạo ra “địa chủ”, làng không sổ đỏ trên đất bãi sông Hồng?

NHÓM PV |

Hà Nội - Thời gian qua, Báo Lao Động có loạt bài “Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng”, nêu lên thực trạng tại địa bàn tại quận Long Biên, khi những đoàn xe tải ngang nhiên chở phế thải lấp đất ven sông để cải tạo mặt bằng. Cùng những chiêu trò, phương thức “lách luật”, hô biến đất nông nghiệp thành đất ở, để rồi sau cùng, hệ quả của những hoạt động công khai này là sinh ra những ngôi làng “không sổ đỏ”, nạn bảo kê, tổ chức xây dựng, kinh doanh với quy mô hoành tráng thu phí dịch vụ của người dân trên đất công, ngay trước mắt các cơ quan quản lý Nhà nước.

Quản lý đất bồi bãi sông Hồng: "Thuế" vào túi ai?

NHÓM PV |

Tít: Quản lý đất bồi bãi sông Hồng: “Thuế” vào túi ai? 

Dồn dập các lượt xe tải quần thảo, máy xúc đào bới san lấp ngày đêm đã biến bãi đất bồi ven sông Hồng có phù sa màu mỡ trở thành các lô đất nham nhở, điểm đổ phế thải hay thậm chí là tổ chức xây dựng, kinh doanh với quy mô hoành tráng để thu phí dịch vụ, ngay trước mắt các cơ quan quản lý Nhà nước.

Dỡ bỏ công trình vi phạm khu vườn nhãn Long Biên sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Sau khi loạt bài phản ánh “Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng: "Địa chủ” trên đất công” được đăng tải trên Báo Lao Động trong những ngày qua, các cơ quan chức năng đã lần lượt lên tiếng và xử lý nội dung báo nêu.

Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng: Chính quyền lên tiếng sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Hà Nội – Ngay sau khi Lao Động phản ánh về các vấn đề đang tồn tại, các hoạt động mờ ám liên quan đến đất bồi ven sông Hồng, UBND quận Long Biên và UBND phường Long Biên đã lên tiếng.

Làm dịch vụ, thu phí trên bãi đất sông Hồng: "Cần xem xét yếu tố lạm quyền"

NHÓM PV |

Hà Nội – Lý giải về nội dung cá nhân, tổ chức được giao đất theo hợp đồng trông coi, chống lấn chiếm, chống đổ phế thải nhưng lại khai thác làm kinh doanh dịch vụ, thu phí vào cổng (thông qua hình thức thu phí vệ sinh mà Báo Lao Động phản ánh tại khu vực bãi đất bồi sông Hồng, phường Long Biên, quận Long Biên), luật sư Nguyễn Hồng Tâm (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, cần phải xem xét yếu tố lạm quyền hoặc yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn đối với hoạt động này.

Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng: “Dấu hiệu cố ý và lợi ích nhóm"

NHÓM PV |

Hà Nội – TS.Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - nhận định: Tình trạng hàng loạt xe tải ngày đêm chở phế thải xây dựng san lấp trái phép tại bãi đất bồi ven sông Hồng (phường Long Biên, quận Long Biên) có dấu hiệu cố ý vi phạm của một số nhóm người có cùng chung lợi ích.

Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng: "Luật ngầm” tại làng không sổ đỏ

NHÓM PV |

Hà Nội - Như đã nhắc đến trong phóng sự trước của loạt bài, chỉ cần đảm bảo được hai yếu tố, "chính quyền" và “xã hội” thì những khu vui chơi, dịch vụ trên các diện tích đất tự nhiên tại khu vực bãi đất bồi ven sông Hồng (phường Long Biên, quận Long Biên) sẽ nghiễm nhiên mọc lên và trở thành “gà đẻ trứng vàng” mang lợi về cho một vài cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, việc dễ dàng thâu tóm đất công và hô biến thành bãi kinh doanh không chỉ diễn ra ở một số cá nhân đơn lẻ.

Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng: "Địa chủ” trên đất công

NHÓM PV |

Hà Nội - Bằng cách dùng phế thải san lấp vào những vùng đất bãi ven sông Hồng (Long Biên), các mặt bằng có diện tích rộng lớn đã được hình thành. Theo năm tháng, ngay trước mắt các cơ quan chức năng, những vùng đất này được “hô biến” thành nhiều khu vực sinh lời tuỳ theo vị thế và tài chính của mỗi “chủ nhân”.

Hoạt động mờ ám ở bãi sông Hồng: Bí ẩn những đoàn xe chở phế thải lấp sông

NHÓM PV |

Hà Nội - Bên trong một điểm đổ phế thải quy mô lớn thuộc khu vực bãi sông Hồng (phường Long Biên, quận Long Biên), mỗi ngày có hàng chục chuyến xe tải lớn nhỏ, chở phế thải xây dựng nối đuôi nhau ra vào. Vì nằm xa cụm dân cư, việc tiếp cận khu đất này là không hề dễ dàng bởi vị trí nằm sát mé sông, lối vào hiểm trở.

Khai thác đất không phép ở Hòa Bình, cơ quan quản lý đùn đẩy trách nhiệm

Văn Đức |

Tại xã Mông Hóa, TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đang diễn ra tình trạng khai thác, san lấp không phép. Trong khi đó, các cơ quan quản lý lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.