Sân khấu

Từ hát bên hiên nhà đến những sân khấu mê hoặc bên bờ vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Du khách đến Hạ Long bây giờ không chỉ còn vì cảnh đẹp ngoại hạng của vịnh Hạ Long, mà còn tìm về để thưởng thức những chương trình ca nhạc, nghệ thuật đặc sắc, với sự góp mặt của những ngôi sao ca nhạc hàng đầu Việt Nam, trên những sân khấu chỉ Hạ Long mới có.

"Điều tôi trăn trở là làm sao để sân khấu cải lương được vực dậy..."

Việt Văn (thực hiện) |

Năm 2022, Phạm Văn Đằng được tôn vinh là “Tác giả có nhiều đóng góp” tại cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang với hàng loạt tiết mục cho các thí sinh như: “Nỗi lòng Ai Quận Vương”, “Quả báo trả vay”, “Liệt nữ anh thư”... Và lần đầu tiên, anh tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc với 3 kịch bản“Sống mãi với non sông” (về nhà cách mạng Châu Văn Liêm - nhà hát Tây Đô), “Chân dung người mở cõi” (về Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh; chuyển thể từ kịch bản của Phạm Dũng, Công ty Biểu diễn We) và "Câu hò đất mẹ" về vợ chồng người cộng sản kiên trung Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong; chuyển thể từ kịch bản của tác giả Nguyễn Thanh Bình, nhà hát cải lương Trần Hữu Trang)... Thực ra, cái tên Phạm Văn Đằng đã nổi lên từ những năm gần đây như một tác giả sung sức, năng động với sức lao động “khủng” và có những tìm tòi trong nghệ thuật. Một cuộc trò chuyện cởi mở với anh về nghề viết và cuộc sống.

Festival Nghệ thuật Quốc tế: Sân chơi rèn luyện các kỹ năng biểu diễn

Hải Ngọc |

Festival Nghệ thuật Quốc tế - Hà Nội 2023 tạo ra sân chơi bổ ích dành cho thí sinh ở các lứa tuổi khác nhau.

Cát-xê của nghệ sĩ: Thu Quỳnh, Thanh Sơn về nhà hát vẫn diễn 150.000 đồng/đêm

Mi Lan |

Nói về cát-xê của nghệ sĩ sân khấu kịch ở Nhà hát Tuổi Trẻ, nguyên giám đốc nhà hát – NSƯT Chí Trung từng chia sẻ: “Những bạn thành danh như Thu Quỳnh, Thanh Sơn dù có là ngôi sao ở đâu đi chăng nữa, về đến nhà hát vẫn nhận cát-xê 150.000 đồng/suất diễn”.

Nghệ sĩ Lô tô Cần Thơ nô nức dự lễ giỗ Tổ ngành sân khấu

Hương Mai - Tạ Quang |

Cần Thơ - Tại một sân khấu đặc biệt - đoàn Lô tô Hoa Hướng Dương (TP Cần Thơ) đã diễn ra buổi lễ giỗ Tổ sân khấu trang trọng.

Bộ VHTTDL trao 16 tác phẩm kịch bản sân khấu xuất sắc nhất

Thanh Hương |

Ngày 25.5, Bộ VHTTDL tổ chức trao 16 giải tại cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27.7.1947 – 27.7.2022).

Ra mắt vở nhạc kịch "Ông lão đánh cá và con cá mập"

DIỆU HUYỀN |

Vở nhạc kịch "phản cổ tích" "Ông lão đánh cá và con cá mập" chuẩn bị được công diễn lần đầu, đây là món quà cho ngày quốc tế thiếu nhi 1.6 sắp tới.

NSND Hồng Vân bật khóc tìm cách cứu sân khấu: Tôi không còn nghĩ đến lời lỗ

DI PY |

NSND Hồng Vân không ít lần rơi nước mắt khi kể về tình hình hiện tại của sân khấu kịch ở khu vực phía Nam.

Lưu giữ những kỷ vật vô giá của cải lương Nam bộ

TẠ QUANG - BẠCH CÚC |

Trải một thời vàng son, đôi vợ chồng nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung - họa sĩ Trần Thiện (phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) thầm cảm ơn cuộc đời vì đã cho họ được gặp gỡ và bén duyên với ánh đèn sân khấu. Không chỉ cháy hết mình cho đam mê, mà còn cống hiến một đời cho nghệ thuật. Đến nay, khi đã về hưu, đôi vợ chồng nghệ sĩ khép lại cánh màn nhung bằng dòng hồi ức là những kỷ vật của bộ môn nghệ thuật truyền thống họ chắt chiu, sưu tầm trong quãng thời gian gắn bó với nghề như một chút dư âm của một đời "nặng nợ".

Cần thêm đòn bẩy khích lệ các nghệ sĩ trẻ đến với sân khấu

Hương Mai |

Việc xuất hiện đội ngũ tài năng trẻ với tình yêu sân khấu mãnh liệt trong vài năm gần đây được cho là tín hiệu vui của nền nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, để giữ chân họ gắn bó lâu dài với sân khấu và cống hiến hết mình cho nghệ thuật vẫn là bài toán khó cho những nhà làm quản lý. 

“Cả thập kỷ trước dịch, nhiều nghệ sĩ đã phải chạy Grab, sửa xe mưu sinh"

H.H |

Nhiều bộ môn nghệ thuật hàn lâm (bác học) như múa ballet, giao hưởng thính phòng, và cả sân khấu... đã phải sống lay lắt qua cả thập kỷ vì kén khán giả.

Nàng Antigone qua sáng tạo của các đạo diễn Việt

Việt Văn |

“Antigone” là vở kịch của Sophokles (thế kỷ thứ 5 TCN), nhà soạn kịch nổi tiếng nhất thủ đô Athen (Hy Lạp). Mặc dù đã trải qua gần 2500 năm nay, tác phẩm “Antigone” vẫn có thể mang đến nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho người làm nghệ thuật cả phương Tây lẫn phương Đông. Dự án Sân khấu Antigone được Viện Goethe phối hợp cùng Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam và hợp tác cùng các đạo diễn sân khấu: Trần Lực, Bùi Như Lai, Hà Nguyên Long cùng với nhà sáng tác đa phương tiện Hà Thúy Hằng, biên đạo Trần Minh Hải và đạo diễn Lê Thị Hoà An từ TP.Hồ Chí Minh thực hiện.

Sân khấu rục rịch chuẩn bị sáng đèn trở lại hậu giãn cách

Hải Ngọc |

Sau một thời gian “cửa đóng then cài” do dịch bệnh COVID-19, nhiều sân khấu đã rục rịch chuẩn bị sáng đèn trở lại để phục vụ khán giả Thủ đô. Thực tế, ngay khi dịch bệnh còn đang căng thẳng, các nghệ sĩ vẫn âm thầm tập luyện, thai nghén ý tưởng cho các tác phẩm nghệ thuật để sẵn sàng cho ngày trở lại.

Tìm cách để nghệ thuật sân khấu sống qua dịch bệnh

Hải Ngọc |

Dịch COVID-19 bùng phát 4 đợt trên nhiều tỉnh thành của cả nước, các sân khấu nghệ thuật đóng cửa, ngừng và khi mở lại chỉ hoạt động cầm chừng. 2 năm với khó khăn chồng chất, ngừng trệ hoạt động và không có nguồn thu, giờ thì phần lớn phải đối mặt với bài toán nan giải: Giữ chân nghệ sĩ ở lại với nghề. Trên thực tế, thời gian qua nhiều sân khấu đóng cửa, không có doanh thu nên không có tiền để trả lương cho nghệ sĩ.

Kịch lịch sử tìm được người xem trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái |

Từng tổ chức thành công chùm kịch: “Âm binh”,“Cát trắng như gạo”,“Mê đê”, NSND Hoàng Yến - Giám đốc Nhà hát Thế Giới Trẻ (Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh) - vỡ lẽ: Kịch lịch sử Việt chính là giải pháp khả thi nhất nhằm tìm lại khán giả đã… lạc mất, nhất là khán giả trẻ - khán giả tương lai của sân khấu kịch Thành phố Hồ Chí Minh.