Nghề báo

Không thể làm nghề báo nếu không đủ đam mê

LƯƠNG HẠNH |

Làm trái ngành học, trái nghề là câu chuyện muôn thuở của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đối với sinh viên ngành báo, khi phải đối mặt với guồng quay không ngừng nghỉ của báo chí, nếu không đủ tình yêu nghề, họ thường chuyển sang một công việc khác.

Chuyến đi tác nghiệp nhớ đời...

Nguyên Anh |

Cả người ướt sũng vì vừa được “tắm mương”, mọi người nhìn tôi vừa thương vừa không nhịn được cười. Cô 6 đưa cho tôi bộ quần áo nhíu mày bảo “đúng là phóng viên lao động”.

Nghề báo giúp tôi thấy mình có giá trị

Thành Nhân |

Cuối năm 2018, đang làm luận văn tốt nghiệp thì PGS.TS Phan Trung Hiền (Khoa Luật, Trường ĐH Cần Thơ) giới thiệu tôi đến học nghề tại Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại ĐBSCL. Sau mấy tháng hì hục học cách viết, chụp hình,... nghề báo đã ngấm sâu vào máu của mình lúc nào tôi cũng không hay.

Nhiệt huyết cho những dòng tin chảy mãi

Tạ Quang |

Hơn một năm gắn bó với Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là quãng thời gian tươi đẹp nhất trong tuổi trẻ của tôi. Nó đẹp không chỉ bởi những chuyến đi hay những người bạn mới tại đây, mà còn đẹp bởi tôi đã được sống hết mình với nghề - niềm đam mê bất tận của tôi.

Một chuyến luân chuyển

Cẩm Văn |

Sau chiếc bàn lớn, ông Trưởng văn phòng Đồng bằng sông Cửu Long - Lê Thanh Nguyên vuốt nhẹ mái tóc rối đã ngả màu quá nửa, buông nhẹ mấy tiếng: “Tao sống gần trọn đời người với đồng bằng còn chả hiểu hết đồng bằng, mày vào đây dăm ba bữa nhằm nhò gì. Thôi nói anh em đưa đi mấy chỗ cho dễ mường tượng…”

“Xóa trắng” cao tốc, đường về Miền Tây không còn xa

Nguyễn Phấn Đấu |

Là nơi có đường cao tốc đầu tiên cả nước (tháng 2.2010), nhưng trong suốt 10 năm sau đó (giai đoạn 2010 – 2020), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như đứng bên ngoài “cuộc chơi” xây dựng đường cao tốc, để đến cuối năm 2020 nơi đây chỉ có hơn 40km trên tổng số gần 1.200km đường cao tốc trên cả nước. Bước vào thập niên 2021 - 2030 mọi chuyện đã khác, ĐBSCL đang “xóa trắng” đường cao tốc, giúp đất Chín Rồng gần hơn với bên ngoài, miền Tây có cơ hội phát triển nhanh cùng cả nước.

Chạy theo mạng xã hội, một số cơ quan báo chí tự đánh mất mình

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Lợi dụng mạng xã hội để đạt mục đích xấu

Nghề báo, nghĩ về hành trình tự hào, vẻ vang nhưng gian nan, vất vả

Hà Tuân |

Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925- 21.6.2021) năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Chính lúc này, sứ mệnh của những người làm báo được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Nghề báo vẫn còn sức hút với người trẻ

Mai Hương |

Hiện nay trên cả nước có 3 cở sở đào tạo báo chí lớn là Đại học (ĐH) Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) và ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Mỗi năm, những cơ sở đào tạo này cho “ra lò” hàng trăm sinh viên báo chí. Nghề báo vẫn đang thực sự trở thành một nghề nghiệp hấp dẫn đối với nhiều người, nhất là những bạn trẻ.

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, Á hậu Tú Anh và sao Việt có duyên với nghề báo

ĐÔNG DU |

Hoa hậu Việt Nam Nguyễn Thị Huyền, Á hậu Tú Anh, diễn viên Lương Mạnh Hải… đều có điểm chung là từng trưởng thành từ cái nôi báo chí.

"Nhà báo có lệnh là đi... Dù nắng cháy hay mưa sa"

Linh Chi - Phương Linh (thực hiện) |

Đó là những câu từ mang nặng những tâm tư trong bài hát "Nhà báo đi chống dịch" của nhạc sĩ, nhà báo Nguyễn Trung (Bắc Ninh).

Trận chiến này phải đi để kể

Thuỳ Trang |

Sống trong những dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại TP.Đà Nẵng, tôi trải qua từ cảm xúc mệt mỏi, ám ảnh, có lúc sợ hãi cực độ. Thế nhưng, giữa lúc “ai ở đâu ở yên ở đó”, ngoài lực lượng làm nhiệm vụ thì chỉ có phóng viên, nhà báo là có thể đi đến những nơi đặc biệt, gặp những người vốn giản dị lắm nhưng nghị lực phi thường. Tôi phải kể lại cho mọi người biết bằng mọi giá. Rằng, COVID-19 là một cuộc chiến có sinh tử nhưng cũng có những chiến binh và một hậu phương đồng tâm, đồng lòng mà mỗi lần nhắc đến có thể rơi nước mắt vì tự hào.

Nghề báo trên phim

Việt Văn |

Nếu như trước đây, hình ảnh nhà báo và nghề báo trên phim còn quá hiếm thì những năm gần đây, số lượng các phim đề cập đến mảng đề tài này ngày càng nhiều hơn. Sự phản ánh cũng đa chiều hơn, đi vào khai thác nhiều mặt của nghề báo chứ không lớt phớt “cưỡi ngựa xem hoa”. Tuy nhiên, vẫn rất ít phim hay về nghề báo và chưa có hình tượng nhân vật nhà báo nào để lại dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả.

Làm báo về văn hóa văn nghệ: Viết hay không khó!

Mai Anh Tuấn |

Không tính số ít báo chuyên ngành chưa chắc gây chú ý, thì nội dung văn hóa văn nghệ, thú vị thay, cũng xuất hiện trong hầu hết các tờ báo khác nhau, nhất là báo điện tử, và thu hút lượng lớn người đọc. Nhưng chính sự rộng mở và dễ dàng dung chứa bài vở mà văn hóa, tiếc thay, lại bộc lộ không ít vụng về, thậm chí tạp nham, ít gây suy ngẫm trong bối cảnh báo chí truyền thông đang rất cần những góc nhìn đa dạng, sâu sắc.

Làm báo thời nay là làm gì?

Tạ Bích Loan |

Làm báo là làm gì? Tuyên truyền, cổ động, tổ chức quần chúng ngày hôm nay có gì khác? Làm báo như thế nào sẽ là để dựng xây đời, để làm cách mạng - tạo ra những sự thay đổi mang tính chất tiến bộ cho xã hội?