Luật lao động

ILO: Bộ Luật Lao động sửa đổi phù hợp hơn với các quyền lao động cơ bản

Bảo Hân |

Ngày 20.11, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam ra thông cáo chúc mừng Việt Nam vừa thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi.

Thay đổi lớn về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

NAM DƯƠNG |

Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, người lao động (NLĐ) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà không cần báo trước.

Kỳ vọng tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm

ĐẶNG CHUNG - CAO NGUYÊN |

Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) hôm nay (20.11). Bộ luật lần này có nhiều thay đổi quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng đến hầu hết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hàng chục triệu lao động trên cả nước. Báo Lao Động ghi nhận ý kiến, những kỳ vọng của đại biểu Quốc hội, của công nhân lao động về những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) trước giờ Quốc hội bấm nút thông qua. 

Không muốn chuyển việc, bị kỷ luật lao động có đúng?

Nam Dương |

Bạn đọc có email longbusx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty. Năm 2019, công ty có kế hoạch điều động NLĐ sang làm việc khác so với HĐLĐ với lý do thay đổi phương án sản xuất – kinh doanh. Tôi không đồng ý nhưng công ty vẫn ra quyết định điều chuyển tôi và sau đó ra quyết định kỷ luật tôi với hành vi vi phạm ở năm 2017 để hợp thức hóa việc điều chuyển.

Luật lao động sửa đổi, động lực cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững?

Lê Minh |

Trong kỳ họp Quốc hội lần này, Quốc hội đang xem xét thông qua bộ luật Lao động sửa đổi. Điều luật sửa đổi gây tranh luận nhiều nhất là có nên tăng giờ làm thêm từ 300 giờ lên thành 400 giờ hay không? Có nên duy trì giờ làm việc 48 giờ/tuần hay giảm xuống? Nhìn bề ngoài tưởng chừng như chỉ tác động đến người lao động nhưng nếu tính kỹ lưỡng thì quyết sách tăng/giảm giờ làm lại tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và đổi mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Công đoàn Việt Nam tham gia hiệu quả vào quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động

Quế Chi |

Chiều 31.10, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - tiếp và làm việc với Đoàn Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu do ông Bernd Lange - Chủ tịch Ủy ban - làm Trưởng đoàn. Tham gia buổi tiếp có ông Ngọ Duy Hiểu – Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tăng cường thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp

HÀN NGUYÊN |

Ngày 25.10, LĐLĐ tỉnh Quảng Trị cho biết, trong tháng 10.2019 này, đơn vị đã phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động, BHXH tại 17 doanh nghiệp (DN) (thanh tra 6 DN, kiểm tra 11 DN).

LĐLĐ Phú Thọ tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến Dự thảo Bộ luật Lao động

Trần Anh Hùng |

Vừa qua, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh - LĐLĐ tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) với các ban chuyên môn LĐLĐ tỉnh; chủ tịch LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành, Công đoàn các Khu công nghiệp, CĐCS các doanh nghiệp có đông công nhân lao động.

Nhiều quy định còn mơ hồ và thiếu tính thực tế

NAM DƯƠNG |

Theo kế hoạch, Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi (dự thảo) sẽ được Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 này. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều quy định trong dự thảo cần được tiếp tục góp ý để có thể thực hiện được khi đi vào cuộc sống.

Không thể đi ngược xu hướng tiến bộ

NHÓM PV |

Hôm nay (23.10), Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Đây là dự án nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và dư luận vì liên quan trực tiếp đến người lao động cả nước, nhất là vấn đề về tiền lương, giờ làm, tuổi nghỉ hưu... Tổng LĐLĐVN đã có đề xuất giảm giờ làm việc trong tuần và tăng thêm ngày nghỉ lễ để người lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động… 

Giữ tuổi hưu, tăng ngày nghỉ

LỤC TÙNG |

Tăng tuổi nghỉ hưu là không thiết thực, nhưng nếu tăng sự quan tâm đến ngày nghỉ và lao động đặc thù thì mang lại nhiều giá trị nhân văn cho công nhân lao động - đó là nội dung chính tại Hội nghị góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) do LĐLĐ Đồng Tháp vừa tổ chức.

Nhiều ý kiến thiết thực cho người lao động

BÙI THẾ ANH |

Mới đây, tại UBND tỉnh Sơn La, đồng chí Đinh Công Sỹ - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La - đã chủ trì Hội nghị tham gia ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động

Minh Hạnh |

Theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động VN về dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động, cần cân nhắc đến các đối tượng là công nhân, lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù như giáo viên mầm non, tiểu học, người làm trong lĩnh vực nghệ thuật.

Góp ý Dự thảo Bộ Luật Lao động: Cần đảm bảo công bằng cho người lao động

Thành Nhân |

Ngày 12.10, Liên đoàn Lao động TP.Cần Thơ (LĐLĐ TP) tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi).

Đề nghị tuổi hưu theo ngành, giảm giờ làm

NHẬT HỒ |

LĐLĐ tỉnh Cà Mau cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Bộ luật Lao động (sửa đổi).