Luật Giáo dục

Giáo viên chưa bị cắt phụ cấp thâm niên theo Luật Giáo dục mới

HUYÊN NGUYỄN |

Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2020 không còn quy định về phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, khi Chính phủ chưa ban hành hệ thống lương mới thì mọi chế độ hiện hành vẫn được thực hiện như cũ.

Chủ tịch tỉnh làm sao có thể tròn vai của hiệu trưởng?

Linh Chi - Tạ Quang |

Mới đây, dư luận xôn xao trước việc Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng làm hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long. Về việc này lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho rằng đúng luật, tuy nhiên có một số ý kiến khác không đồng tình. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này.

Học phí 800 triệu đồng/năm: Việt Nam không có loại hình "trường quốc tế"

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí từ khoảng nửa tỉ lên đến gần 800 triệu đồng/năm cùng những khoản thu "lạ lùng" mang tên phí giữ chỗ, phí ghi danh... đã "ngốn" của các gia đình một khoản tiền không nhỏ nếu muốn chạy theo trường "quốc tế". Đáng nói, hình thức trường quốc tế không hề được quy định trong Luật Giáo dục.

Quảng Ninh nói gì về Chủ tịch tỉnh làm Hiệu trưởng Đại học Hạ Long?

Nguyễn Hùng |

Dư luận đang có ý kiến trái chiều về việc UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học Hạ Long. Đây là lần đầu tiên chủ tịch UBND cấp tỉnh kiêm nhiệm hiệu trưởng một trường đại học.

Miễn học phí bậc trung học cơ sở, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền

Đặng Chung |

Văn phòng Chủ tịch nước vừa tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về công bố 07 Luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (Luật Giáo dục 2019).

Tốt nghiệp 2 năm không làm nghề, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí

Vương Trần |

Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí nhà nước đã hỗ trợ.

Nhiều ý kiến trái chiều về có thang, bậc lương riêng cho giáo viên

HUYÊN NGUYỄN |

Tại Phiên họp thứ 31 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chiều 21.2, nhiều đại biểu đã đưa ra những quan điểm trái chiều trước đề xuất có thang, bậc lương riêng cho ngành Giáo dục.

Ý kiến trái chiều đề xuất cần có điều luật riêng về triết lý giáo dục

Bích Hà |

GS Trần Ngọc Thêm cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần phải có tuyên bố rõ ràng về những tư tưởng triết lý giáo dục và nó phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong Luật Giáo dục.

Nhà trường phải là cái nôi mà học sinh, giáo viên đều hạnh phúc

Nguyên - Hùng - Trung |

Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho rằng, chỉ số hạnh phúc của học sinh và giáo viên hiện nay không cao. Nhà trường phải là cái nôi mà học sinh, giáo viên đều hạnh phúc.

ĐBQH đề xuất người làm quản lý nhà nước về giáo dục không được tham gia viết sách giáo khoa

Nguyên - Hùng - Trung |

Đại biểu Lâm Đình Thắng (TP. Hồ Chí Minh) kiến nghị, những người làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục không được tham gia viết sách giáo khoa.

Xuất bản, sử dụng sách giáo khoa còn bất hợp lý và lãng phí

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 12.9, phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục sửa đổi. Chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập, hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em và in ấn, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) tiếp tục được quan tâm với nhiều ý kiến tranh luận thẳng thắn.

Miễn học phí phải công bằng với học sinh ngoài công lập

LÊ THANH PHONG |

Miễn giảm học phí cho học sinh mầm non 5 tuổi và học sinh THCS trường công lập là một nội dung được bàn sôi nổi tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến dự án Luật Giáo dục sửa đổi.

Kiến nghị bỏ biên chế vĩnh viễn đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên

Đặng Chung |

Ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội - kiến nghị cần có lộ trình bỏ biên chế vĩnh viễn đối với cán bộ, giáo viên trường công lập. 

Từ vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang: Tranh luận việc có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thảo Anh |

Bài viết của báo Lao Động điện tử về đề xuất xem xét bỏ kỳ thi “2 trong 1” đã thu hút đông đảo độc giả tham gia góp ý, tạo thành diễn đàn tranh luận sôi nổi.

Bỏ thi tốt nghiệp vì sợ gian lận là quan điểm sai lầm

Phạm Dung |

Vụ gian lận thi cử chấn động ở Hà Giang chưa kết thúc khi có thể lan ra Sơn La, Lạng Sơn, khiến cho nhiều người đặt dấu hỏi: "Liệu đã đến lúc nên bỏ thi tốt nghiệp?"