Gian lận chứng chỉ

Video điều tra: Giảng viên gian lận để có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

Nhóm Phóng viên |

Theo điều tra của Lao Động, không ít giảng viên phải gian lận để có tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhằm đủ điều kiện giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước (theo quy định của Luật Giáo dục ban hành 2005). Tấm chứng chỉ là kết quả của khoá học liên kết nhiều tiêu cực giữa Đại học Sư phạm Hà Nội và Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Từ nỗi khổ giáo viên đến lời hứa Bộ trưởng

Nhóm Phóng Viên |

Sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng nhiều giáo viên vùng cao phải vay mượn tiền để đi thi chứng chỉ  Ngoại ngữ, Tin học kiểu gian lận nhằm hoàn thiện hồ sơ viên chức, thăng hạng, phóng viên Lao Động đã vào cuộc tìm hiểu và đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng này. Sau đó, tại phiên chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết: "Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa".

Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã cắt xén thời lượng học chứng chỉ thế nào?

Nhóm Phóng viên |

Đại học sư phạm Thái Nguyên đã có văn bản phản hồi loạt bài "Giấy phép con hành giáo viên" mà báo Lao Động phản ánh. Tuy vậy, khi đối chiếu nội dung học theo quy định mà nhà trường cung cấp, chúng tôi thấy thời lượng thực học đã bị cắt xén đi quá nhiều...

Chứng chỉ "hành" công chức, viên chức: Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm

Theo VTV |

Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (7.11), Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nhận khuyết điểm khi để vấn đề văn bằng, chứng chỉ làm khổ công chức, viên chức nhiều năm qua. Bộ trưởng cũng cam kết năm 2020 sẽ có sự thay đổi về vấn đề này trong Luật công chức, viên chức.

Video điều tra: Bi hài lớp đào tạo chứng chỉ ở Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng Viên Lao Động |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Cần loại bỏ các loại giấy phép con làm khổ công chức, viên chức

Nhóm PV Lao Động |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài “Giấy phép con hành giáo viên”, phản ánh những bất cấp trong hệ thống chứng chỉ phục vụ việc nâng ngạch, thăng hạng của công chức, viên chức, trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng đã đến lúc Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phải ngồi lại, rà soát những quy định bất cập, “dẹp” những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

Bỏ tiền triệu học chứng chỉ kiểu "cho có" tại Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng viên |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Tiền tỉ vào túi ai?

Nhóm PV Lao Động |

Cả nước có khoảng 1 triệu giáo viên, số tiền tối thiểu mỗi giáo viên cần phải bỏ ra để có đủ 3 chứng chỉ để đạt điều kiện thăng hạng là 3 triệu đồng. Làm một phép tính đơn giản, tổng số tiền thấp nhất để 1 triệu giáo viên có thể thăng hạng lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Nguồn tiền "khủng" này đã “chảy” đi đâu và ai đang hưởng lợi?

Video: "Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT

Nhóm Phóng viên |

Thời gian qua, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có nhiều động thái siết lại việc quản lý hệ thống văn bằng, chứng chỉ, đặc biệt là việc gian lận thi chứng chỉ. Tháng 9.2019, Bộ đã có quyết định dừng cấp chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ của 48 đơn vị. Nhưng bất chấp việc này, tại Thái Nguyên,những kỳ thi chứng chỉ gian lận vẫn được tổ chức đều đặn. Đáng nói hơn, trước đó chỉ vài tháng, Báo Lao Động cũng đã có loạt bài phản ánh tình trạng gian lận thi chứng chỉ một cách công khai diễn ra tại Thái Nguyên.

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương. 

Giáo dục 24h: Ai ngồi "ghế nóng" ĐH Đông Đô sau khi hiệu trưởng bị khởi tố

Bích Hà |

Đại học Đông Đô có lãnh đạo mới;  Đường dây gian lận chứng chỉ: Đại học Nông lâm Thái Nguyên thừa nhận tiêu cực;  sinh viên nghèo được nhận học bổng để vượt qua nghịch cảnh; Trường đại học vào tận bệnh viện làm thủ tục nhập học cho tân sinh viên... là những tin tức giáo dục nổi bật 24h qua.

Video điều tra: Bên trong phòng thi gian lận tại Học viện Quản lý Giáo dục

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, đường dây gian lận thi chứng chỉ đã lan rộng từ Hà Nội về Bắc Ninh, Thái Nguyên. Bất ngờ hơn, Học viện Quản lý Giáo dục (31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng là một "mắt xích" trong đường dây này.