Động vật hoang dã

Vườn thú tại Công viên 29.3 Đà Nẵng vẫn được chăm sóc, nhưng cần sớm di dời

Trần Thi - Thùy Trang |

Vườn thú tại Công viên 29.3 (TP Đà Nẵng) từng có nhiều loài vật nhưng hiện nay chỉ vài cá thể như nai, khỉ và trăn sống trong cảnh nuôi nhốt với điều kiện không đảm bảo. Trong thời gian chờ nâng cấp, cải tạo, Công ty Công viên Cây xanh Đà Nẵng vẫn quản lý, chăm sóc động vật, vệ sinh chuồng trại theo đúng chế độ.

Để máu thú rừng thôi chảy

Ông Trịnh Lê Nguyên- Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên |

Loạt bài "Máu thú rừng vẫn chảy” đăng tải trên Báo Lao Động đã nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã. Chúng tôi trân trọng đăng tải bài viết của ông Trịnh Lê Nguyên - Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Chủ tịch Quỹ bảo tồn động thực vật hoang dã Việt Nam về vấn đề này.

Cuộc chiến bảo vệ hoang thú và bài toán níu chân người giữ rừng

Nhóm Phóng viên |

Trong những năm vừa qua, lực lượng kiểm lâm và cán bộ Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên đã phát hiện, tháo gỡ khoảng 5.000 bẫy các loại và thu giữ bình quân hơn 10 khẩu súng mỗi năm. Đây là những mối đe doạ trực tiếp đến sự sống của muông thú trong rừng.

Khó ngăn chặn hành vi săn bắt thú rừng ở Tây Nguyên

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong các hành vi xâm hại đến rừng thì hành vi săn bắt thú rừng là khó ngăn chặn nhất. Tuy vậy, các chủ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang ngày đêm nỗ lực ngăn chặn... "thú tặc" săn bắt thú rừng để đưa lên bàn nhậu.

Ăn thịt thú rừng, con người có thể đối mặt với những dịch bệnh khủng khiếp

Nhóm PV |

Trong loạt bài “Máu thú rừng vẫn chảy” mà Lao Động vừa đăng tải, có thể thấy, một bộ phận người dân vẫn chưa từ bỏ thói quen ăn thịt thú rừng, sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Không ít người cho rằng thịt động vật hoang dã có thể bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh. Liệu động vật hoang dã có những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe hay không, có thể giúp con người chữa bệnh hay không?

Thu giữ nhiều "hàng rừng" quý hiếm tại nhà trùm buôn thú rừng sau loạt bài của Lao Động

Nhóm phóng viên |

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện, thu giữ nhiều thú rừng còn sống và hàng chục kg động vật rừng đã bị giết hại tại một đầu mối thu gom hàng rừng mà phóng sự điều tra của Báo Lao Động đã phản ánh. Đáng chú ý trong số này có nhiều cá thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.

Máu thú rừng vẫn chảy - Tiếp lửa cho các "vệ sĩ" của rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Chúng tôi đi theo lực lượng bảo vệ rừng, chứng kiến cảnh thú hoang mắc bẫy, tràn lan trong rừng là các loại bẫy dây. Để bảo vệ động vật hoang dã, rất cần sự chung tay của cả xã hội.

Máu thú rừng vẫn chảy - Những cuộc “truy sát” dưới tán rừng

Nhóm phóng viên điều tra |

Từng toán thợ săn mang theo bẫy, súng, chó săn lùng sục nhiều ngày trong các cánh rừng hoang rậm để bắt, giết, rồi mang đủ loại thú quý hiếm bán cho tư thương. Thú rừng bị “xẻ thịt”, “lên mâm”, tỏa đi khắp cả nước. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã và đang diễn ra trong các cánh rừng bị “truy sát” tận diệt kia?

Choáng váng chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi

Nhóm phóng viên |

Thợ săn nhẫn tâm vào rừng bẫy, bắn, bắt thú rừng về giết mổ; vậy ai đã thu mua và phân phối mặt hàng cấm này về phố thị rồi đi khắp cả nước? Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Lao Động đã lần tìm ra những đường dây, đó là các chủ “vựa”, các chủ nhà hàng, những đối tượng chuyên nghề với đủ mánh lới, chiêu trò "phù phép" thú rừng thành thú nuôi nhằm mua bán, tàng trữ, vận chuyển thịt thú rừng.

Máu thú rừng vẫn chảy: Cục Kiểm lâm vào cuộc theo điều tra của Báo Lao Động

Nhóm PV |

Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk yêu cầu kiểm tra, xử lý tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến động vật rừng trái pháp luật theo loạt phóng sự điều tra “Máu thú rừng vẫn chảy” của Báo Lao Động.

Máu thú rừng vẫn chảy - Công khai xẻ thịt giữa phố

Nhóm phóng viên |

Chủ hàng đem con vật ra, để chúng nhảy lò cò với một cái bẫy kẹp hình bán nguyệt còn dính ở chân, máu me be bét. Song thật ra đó là “hàng nuôi” được “phù phép” cho thực khách, cho người mua tin tưởng rồi mua với giá cắt cổ. Ngược lại, ngay cả khi có hàng rừng 100% rồi, họ vẫn mua sẵn bộ hồ sơ đó là “vật nuôi trang trại” để đề phòng bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Những mánh lới mua bán, vận chuyển thịt thú rừng thu siêu lợi nhuận

Nhóm phóng viên |

Tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), khảo sát của phóng viên Lao Động trong khu vực nội thành và ngoại thành cho thấy tình trạng các nhà hàng buôn bán thịt thú rừng cực kỳ phổ biến, từ quán nhậu bình dân đến nhà hàng sang trọng.

Thâm nhập thị trường ngầm buôn bán thú rừng

Nhóm phóng viên |

Mang lại siêu lợi nhuận, nên từ lâu nay, việc buôn bán các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã, thú rừng đã được nhiều đối tượng thực hiện, bất chấp các quy định của pháp luật. Trong vòng 2 năm qua, nhóm phóng viên Báo Lao Động đã có nhiều chuyến thực tế tại một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk,… để “mục sở thị” thị trường ngầm sôi động này. Video ghi nhận của nhóm phóng viên trong giai đoạn từ tháng 12.2022 - 4.2024.

Máu thú rừng vẫn chảy - Hốt bạc nghề “đóng mở tủ đông”

Nhóm phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin ở các bài viết trước, tại Lâm Đồng đã hình thành những đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển thịt thú rừng một cách tinh vi. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục kể về một nghề được coi là hốt bạc ở vùng đất Tây Nguyên - nghề "đóng mở tủ đông".

Máu thú rừng vẫn chảy - Trang trại trá hình và những “lộ trình” của thú hoang về phố

Nhóm phóng viên điều tra |

Thợ săn vào rừng bẫy, bắn, bắt thú hoang về giết mổ. Vậy ai đã thu mua và phân phối mặt hàng cấm này rồi phân phối khắp cả nước? Chúng tôi cất công lần tìm ra những đường dây, đó là các chủ “vựa”, với đủ mánh lới nhằm mua bán, tàng trữ, vận chuyển thịt thú rừng.