Đồ chơi dân gian

Mang sức sống đồ chơi dân gian vào hoạt động trải nghiệm Trung thu

Dương Anh |

Những hoạt động trải nghiệm thú vị như: làm đồ chơi truyền thống, chơi trò chơi dân gian,... sẽ diễn ra đến hết ngày 4.9 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội để các gia đình cùng nhau trở về tuổi thơ, gắn kết hơn trong dịp Trung thu cận kề.

Độc lạ món đồ chơi dân gian của phụ nữ miền Tây

PHONG LINH |

Cần Thơ - Tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy chỉ cần một ít đất sét, dây chì, mút màu, gia đình chị Nguyễn Thị Bé Ba có thể chế tác những món đồ chơi dân gian từ đồ tái chế.

Ly kỳ câu chuyện về 7 miếng gỗ thần kỳ xếp hơn 1.000 hình khác nhau

Trường Hùng |

7 miếng gỗ thần kỳ khiến một thầy giáo người Pháp cách đây gần 80 năm phải thốt lên “Thần kỳ quá!” khi lần đầu tiên nhìn thấy trò chơi này. Thần kỳ ở chỗ tuy chỉ là những miếng gỗ vô tri vô giác nhưng tác giả của nó là cụ Nguyễn Trí Uẩn (P. Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) và hàng ngàn những người chơi khác có thể ghép hơn 1.000 hình khác nhau, từ con người, động vật, bảng chữ cái đến nhà cửa, xe hơi và cả thơ ca. 

Rơi nước mắt trước ý nghĩa thật sự của chiếc đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu

Trường Hùng |

Nghe tên gọi và nhìn chuyển động của đèn kéo quân người ta cứ ngỡ rằng nó mô phỏng hoạt động của quân lính, nhưng ai đâu ngờ ý nghĩa thật sự của nó nằm ở chữ Hiếu. “Vì chữ Hiếu mà nó được tạo ra và phổ biến đến ngày nay, trở thành một đồ chơi dân gian không thể thiếu được cho trẻ em trong mỗi dịp Tết Trung thu”, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền (Thôn Đàn Viên, Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) chia sẻ.

Tròn mắt ngắm các trò chơi trong lễ hội trăng rằm giữa Thủ đô

Trường Hùng |

Hòa cùng không khí ngày Hội Trăng rằm đang đến gần, hàng trăm em nhỏ đã được ba mẹ đưa đi chơi Tết Trung thu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội). Chủ đề của Tết năm nay – Sắc màu văn hóa Ninh Thuận không chỉ khiến các em nhỏ tò mò mà còn rất hào hứng chiêm ngưỡng các tiết mục, hào hứng với các trò chơi dân gian của dân tộc Chăm, Raglai...

Trải nghiệm Trung thu khác lạ trong sắc màu Chăm Ninh Thuận

Trường Hùng |

Sáng 22.9 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã khai mạc chương trình Trung thu 2018: Sắc màu văn hóa Ninh Thuận. Đến dự chương trình có hàng trăm phụ huynh, các em nhỏ, các nhà nghiên cứu và du khách tham quan.

Ý nghĩa của bộ Phỗng bằng đất sét trong mâm cỗ Rằm Trung thu

Trường Hùng |

Chỉ bằng đất sét và giấy bản, người dân thôn Đông Khê (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) đã sáng tạo ra bộ Phỗng rất ý nghĩa trong Rằm Trung thu. Đây vừa là đồ chơi của trẻ em, lại vừa là những vật phẩm không thể thiếu được trong mâm cỗ trông trăng của người dân Kinh Bắc xưa kia.

Ngôi làng lạ kỳ làm "ông tiến sĩ giấy" cho trẻ em chơi Rằm Trung thu

Trường Hùng |

Ở các địa phương khác trên cả nước vào đêm Rằm Trung thu bố mẹ thường chỉ mua cho con cái đèn ông sao để chơi. Nhưng có một ngôi làng rất đặc biệt, ngoài đèn ông sao, đèn cá, đèn tôm, người dân làng Hậu Ái (xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) còn làm thêm “ông tiến sĩ giấy" để trẻ em chơi đùa trong dịp tết thiếu nhi.

Hào hứng chuỗi sự kiện chào đón Tết Trung thu truyền thống trên phố cổ Hà Nội

Trường Hùng |

Đình Kim Ngân (P. Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa khai mạc chuỗi sự kiện chào đón Tết Trung thu truyền thống Việt 2018. Từ 21-23.9, phụ huynh và các em học sinh, du khách đến tham quan sẽ được các nghệ nhân làng nghề hướng dẫn làm các loại đồ chơi dân gian như: Tò he, đèn kéo quân, ông tiến sĩ giấy, tàu thủy bằng sắt tây, đèn ông sao...

Hàng trăm người tò mò, háo hức khám phá Trung thu truyền thống trên phố cổ Hà Nội

Trường Hùng |

Hàng trăm em học sinh, các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu cùng những người yêu văn hóa Việt hào hứng đến dự buổi lễ khai mạc chuỗi sự kiện quảng bá Tết Trung thu truyền thống của dân tộc tại đình Kim Ngân, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thất truyền đồ chơi dân gian, chúng ta mất mát những gì quý giá?

Trường Hùng |

Đồ chơi dân gian (trống bỏi, đèn ông sao, đèn cù, đèn thỏ, tiến sĩ giấy...) được hình thành trong tiến trình lịch sử, không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật của ông cha mà còn giúp trẻ em rèn luyện sức khỏe (mắt, chân, tay) và cả tư duy. 

“Kén” người làm, nghề làm mặt nạ giấy bồi đứng trước nguy cơ thất truyền

AT |

Mặt nạ chú Tễu, mặt nạ Thị Nở, mặt nạ ông Địa… được bồi từ giấy là những đồ chơi truyền thống thân thuộc trong dịp Tết Trung thu. Đằng sau nụ cười khoái chí của trẻ thơ khi vui chơi với chúng là bàn tay người nghệ nhân trút hết sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và tâm huyết níu giữ một nghề làm thủ công từ xa xưa.

Tổ hợp tác sản xuất đồ chơi dân gian

TAM ANH |

Tổ hợp tác sản xuất đồ chơi dân gian hoạt động trên địa bàn khu vực Bình Thường B (phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ). Nghề này hình thành từ năm 1995, lúc đó chỉ có duy nhất ông Nguyễn Văn Truyền sản xuất và đi bán dạo tại các địa phương vùng ĐBSCL.