COVID-19 hôm nay

Những đối tượng vẫn cần tiêm vaccine dù dịch COVID-19 không còn khẩn cấp

Thùy Linh |

Việt Nam vẫn cần duy trì các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có việc tiêm vaccine COVID-19, tiêm nhắc cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Phần mềm khai báo F0 online: Cần sớm giải "bài toán" phủ sóng toàn quốc

Cát Tường - Linh Chi |

Sau 1 tuần triển khai phần mềm khai báo F0 online tại TPHCM, có gần 48.000 lượt khai báo của người dân mắc COVID-19 được ghi nhận. Để đạt được hiệu quả tối ưu, nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng phần mềm đồng bộ trên toàn quốc, để các khu vực đều có thể tiếp cận.

Hơn 150.000 F0 mỗi ngày, khai báo y tế có còn cần thiết?

Cát Tường - Linh Chi |

Do số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, nhiều ý kiến cho rằng việc khai báo y tế khi tới cửa hàng, quán ăn, siêu thị... không còn quá cần thiết.

Tết của các bệnh nhân, bác sĩ TPHCM ở bệnh viện điều trị COVID-19

NGUYỄN LY |

TPHCM - Dù đã bước qua thềm năm mới, nhưng không ít bệnh nhân và cả lực lượng y tế vẫn ở lại các bệnh viện điều trị COVID-19 để đón Tết. Mỗi người đều có nhiều cảm xúc riêng, nhưng vì cái chung họ đều quyết tâm cùng nhau ở lại đón một cái Tết đặc biệt.

Nhận định nguy cơ sau chùm ca mắc COVID-19 tại ổ dịch Bệnh viện Việt Đức

THẢO ANH - HOÀI ANH |

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối nên thu dung bệnh nhân từ nhiều địa phương với mật độ khám chữa bệnh rất lớn. Hơn nữa, bệnh viện này nằm trong khu phố cổ với khuôn viên khá chật hẹp khiến nhiều người lo ngại nguy cơ lây nhiễm lớn sau chùm ca bệnh COVID-19. Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã phân tích về vấn đề này.

Đi qua mùa hạ: TP.HCM hồi sinh từ cuộc chiến chống COVID-19 khốc liệt

Nhóm PV |

Hàng rào thép gai phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 bắt đầu nhường chỗ cho nhịp sống bình thường hồi sinh trong từng con hẻm. Thành phố đã sẵn sàng bước vào giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt trong trạng thái bình thường mới. Day dứt, ám ảnh nhưng kiêu hãnh và tự hào. Sài Gòn của tôi đã đi qua một mùa hạ như thế!

Bác sĩ nơi tâm dịch: “Những gì tôi chứng kiến đủ đau thương cho cả một đời người!"

NGUYỄN LY - HOÀNG MINH |

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 16, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai và các đồng nghiệp đã giúp cho nhiều bệnh nhân hồi sinh một cách kỳ diệu. Nhưng đằng sau những hy sinh thầm lặng đó, các bác sĩ cũng thường xuyên đối mặt với nhiều khó khăn do làm việc trong môi trường áp lực, khả năng phơi nhiễm COVID-19 cao, số ca bệnh chuyển nặng và tử vong tăng nhanh chóng… dẫn đến tình trạng nhiều y bác sĩ đã phải điều trị tâm lý sau một thời gian làm việc.

Kịch bản chống dịch COVID-19 của Hà Nội sau khi nới lỏng giãn cách xã hội

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Để tiến tới nới lỏng giãn cách và mở cửa thêm các hoạt động, Hà Nội cần lên kịch bản cụ thể, đặc biệt với các vấn đề truy vết, cách ly, xét nghiệm và chuẩn bị cơ sở điều trị ngay cả khi số ca COVID-19 trong cộng đồng ít hơn.

Cách theo dõi và xử lý triệu chứng COVID-19 tại nhà như thế nào?

AN AN (THEO BỘ Y TẾ) |

Kể cả khi bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, người nhiễm và người chăm sóc cần theo dõi các dấu hiệu và diễn biến của bệnh trong thời gian cách ly và điều trị COVID-19 tại nhà. Việc theo dõi cần thực hiện 2 lần/ngày để có cách chăm sóc, xử trí phù hợp giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và giảm trừ các yếu tố tăng nặng. Bác sỹ Nguyễn Thành Quân, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành đã hướng dẫn cách theo dõi triệu chứng COVID-19 tại nhà và cách xử lý một số triệu chứng cụ thể.

Những cách đơn giản để tự phát hiện triệu chứng COVID-19 trở nặng tại nhà

AN AN (THEO BỘ Y TẾ) |

Với bệnh nhân mắc COVID-19, các triệu chứng nặng sẽ xuất hiện vào ngày thứ 7 đến thứ 10 của bệnh. Các dấu hiệu nặng trên thường xuất hiện ngay sau thời điểm bệnh nhân ho tăng liên tục, thời điểm virus phát tán mạnh nhất và nồng độ virus cao nhất. Bác sỹ Nguyễn Thành Quân, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành đã hướng dẫn cách tự phát hiện các triệu chứng COVID-19 nặng tại nhà.

Bệnh nhân mắc COVID-19 từng tổn thương phổi 80%, khó thở như bị bịt mũi

THẢO ANH - PHƯƠNG ANH |

Anh Hoàng Văn Ngọc (48 tuổi, phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) - bệnh nhân COVID-19 nặng đã hồi phục sau khoảng thời gian gần 2 tháng dài đằng đẵng chiến đấu với COVID-19, giành giật sự sống. Anh là bệnh nhân duy nhất phải can thiệp ECMO được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn.

Chuyên gia nhận định dịch COVID-19 ở Hà Nội và lộ trình nới lỏng giãn cách

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn – Hà Nội), chiến lược chống dịch tại Hà Nội đã cho kết quả khả quan những ngày vừa qua với số ca mắc COVID-19 giảm đáng kể. Tuy nhiên, bác sĩ Phúc cho rằng điều đó không đồng nghĩa với việc mở cửa hoàn toàn sau khi hết thời gian giãn cách xã hội.

Chuyên gia nhận định tình hình dịch COVID-19 ở TPHCM khi số ca tăng cao

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM, giải pháp cần ưu tiên để giảm số ca nặng và tử vong do COVID-19 hiện nay là bóc tách F0 nhanh gọn và hướng dẫn điều trị tại nhà. Đồng thời, đặc biệt quan tâm đến đánh giá và dự báo mức độ nguy cơ để sớm có kế hoạch tiếp nhận và điều trị kịp thời.

Đi về phía tâm dịch: Lễ kết nạp Đảng đặc biệt và trang "nhật ký" không quên

Linh Chi - Thảo Anh - Nguyễn Huyên |

TPHCM những ngày mùa hạ năm 2021 sẽ mãi là một phần ký ức không thể quên đối với những ai trực tiếp tham gia vào công cuộc “chiến đấu” với con virus vô hình SARS-CoV-2. Họ không chỉ là các y bác sĩ ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu mà còn là những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi rời giảng đường “xách ba lô lên đường” chống dịch. Những thanh niên tình nguyện tuổi 16 - 17 với nhiệt huyết của tuổi trẻ quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch. Và trong đó, không thể thiếu những Đảng viên trẻ đã trưởng thành từ tâm dịch. Tất cả, đã viết nên cuốn nhật ký của thanh xuân khi cùng nhau đi về phía tâm dịch.

Nguyên nhân khiến đợt dịch COVID-19 thứ 4 nguy hiểm, số ca mắc tăng cao

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, nguyên nhân căn bản khiến đợt dịch COVID-19 thứ 4 nguy hiểm, số ca tăng nhanh là do chủng Delta, có thể 2 – 3 ngày đã có chu kì lây nhiễm mới. Đặc biệt, đối tượng trẻ em đáng lo ngại trong đợt dịch này khi chưa có vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 12 tuổi.