Bệnh thành tích

Chữa bệnh thành tích trong giáo dục sẽ chữa được bệnh dối trá

Lê Thanh Phong |

Lâu nay ai cũng kêu ca bệnh thành tích trong giáo dục, nhưng nguyên nhân từ đâu, chữa cách nào cứ loay hoay mãi chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu.

Học sinh giỏi tăng đột biến: Tạo nền móng học tập, không chạy theo thành tích

Chung Trang - Anh Nhàn |

Số học sinh giỏi cấp thành phố của TPHCM năm học 2020-2021 là 6.035 em, tăng hơn 2.000 em so với năm ngoái. Nhiều tỉnh thành khác cũng có số lượng học sinh giỏi tăng trong điều kiện việc dạy và học bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này đáng ra là tin vui, nhưng đang khiến nhiều người băn khoăn, liên tưởng đến “bệnh” thành tích trong giáo dục.

Nghiên cứu khoa học rỗng tuếch chất xám là dạy học sinh sự dối trá

Lê Thanh Phong |

Nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế không đợi tuổi, cho nên chuyện học sinh nghiên cứu khoa học là bình thường. Điều không bình thường là người lớn tham gia, can thiệp vào quá nhiều, cuộc thi của học sinh trở thành cuộc thi của thầy cô giáo.

Khi số lượng học sinh giỏi cũng... đột biến!

Anh Đào |

Số học sinh giỏi mà tăng 50% ngay trong kỳ học bị ảnh hưởng bởi COVID-19 thì đúng là... đột biến. Nhưng nếu “đột biến” ở nghĩa quý hiếm như hoa lan thì thật ra giờ đây học sinh bị đúp mới thật sự là... đột biến.

Lãng phí chứng chỉ ngoại ngữ: Xoá bệnh thành tích, hình thức mới mong nâng bậc trình độ ngoại ngữ

HUYÊN NGUYỄN |

Từ việc mất quá nhiều thời gian để học, thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ xin việc đến rối các quy định về chứng chỉ, tình trạng mua bán chứng chỉ tiếng Anh diễn ra tràn lan gần đây cho thấy cần có cái nhìn nghiêm túc về việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam.

Bệnh thành tích của ngành giáo dục- ca bệnh hết thuốc chữa?

Anh Đào |

Tháng 6.2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục hứa sẽ “gắt gao” với bệnh thành tích. Tháng 12 năm đó, Bộ đưa hàng loạt tuyển thủ quốc gia từng giành huy chương SEA Games, Asiad... đi thi đại hội thể thao sinh viên. Và đến giờ, 97,7% khẳng định có bệnh thành tích trong giáo dục.

Nếu không muốn khen thưởng... mất giá

HUYÊN NGUYỄN |

TS Nguyễn Văn Hoà - cố vấn của Chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, Chủ tịch HĐQT Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) - nhấn mạnh, nếu không muốn khen thưởng “mất giá”… thì cần đánh giá đúng năng lực thực sự và hiệu quả công việc chứ không phải dựa trên thành tích thi cử, điểm số.

Giấy khen không có lỗi

HUYÊN NGUYỄN |

Khi giấy khen bị lạm phát, không phản ánh đúng năng lực học tập, quá trình rèn luyện của học sinh, việc khen thưởng không còn mang nhiều ý nghĩa thì điều này lại dễ dàng trở thành một sự lãng phí.

“Mùa” của giấy khen và những học bạ toàn điểm 10

HUYÊN NGUYỄN |

“Lạm phát” giấy khen, “phổ cập” giấy khen, “mưa” điểm 10… đang là câu chuyện hiện hữu, rất thời sự vào thời điểm tổng kết năm học. Thậm chí, có người còn ví von lễ bế giảng như “mùa” của giấy khen và những học bạ toàn điểm 10. Xã hội lại trăn trở nếu như chuyện bệnh thành tích, lạm phát, lãng phí khen vẫn đang xảy ra ngay trong chính ngành giáo dục.

Đội Sao đỏ: Có nên lo ngại quyền lực sớm làm ảnh hưởng nhân cách trẻ?

TUỆ NHI - THUỲ LINH |

Sau hàng loạt vụ việc gây “bão” dư luận trong giáo dục có liên quan đến đội Sao đỏ, đã có nhiều ý kiến đưa ra về việc nên xoá bỏ hoạt động này. Thực tế, đội Sao đỏ có đáng ngại?

Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp: Xin đừng ảo tưởng!

HUYÊN NGUYỄN |

Học sinh có thể lực tốt, phát triển sớm trí tuệ được học vượt lớp trong cấp học. Theo các chuyên gia, cơ hội lớn đồng nghĩa với thách thức nhiều, đặc biệt là sự ảo tưởng, kỳ vọng quá mức của cha mẹ về sự tài giỏi, thần đồng của con và bệnh thành tích đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam.

Siết chặt thi giáo viên dạy giỏi: có hết bệnh thành tích?

Linh Anh |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Thông tư quy định công nhận giáo viên dạy giỏi. Theo dự thảo, Bộ sẽ bãi bỏ Liên hoan giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn quốc, chỉ còn công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh đồng thời cải cách mạnh để các cuộc thi trên không còn là hình thức và bệnh thành tích.

Khi cha mẹ học sinh bị nhiễm “bệnh thành tích”

LÊ THANH PHONG |

Theo thông tin từ Hội đồng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 chuyên của TP.Hồ Chí Minh có đến 49,63% bài thi môn Toán dưới điểm 5. Môn tiếng Anh có tổng số 79.324 bài dự thi, điểm dưới 5 có tỉ lệ 58,4%.

ĐBQH tranh luận với Bộ trưởng Nhạ về bệnh thành tích

C.Nguyên - Đ.Chung - T.Trung |

Ngay sau phần giải trình của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sáng 31.5 trước Quốc hội, 2 đại biểu đã tranh luận với người đứng đầu ngành giáo dục về mức độ nghiêm trọng của bệnh thành tích trong nhà trường cũng như tính hợp ký của kỳ thi 2 chung.

"42/43 học sinh giỏi một lớp" không phải là bệnh thành tích

Anh Nhàn |

Liên quan đến thành tích cuối năm học của lớp 6/2, trường THCS Nguyễn Thái Bình (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có 42/43 học sinh giỏi một lớp, Phòng GD-ĐT thành phố Vũng Tàu kết luận "bệnh thành tích" không tồn tại trong nhà trường.