Báo hiếu

Mong được báo hiếu cha mẹ quanh năm

Linh Nguyên |

Tháng 7 Âm lịch với lễ Vu Lan là dịp để con cái báo hiếu cha mẹ. Do điều kiện quê ở xa nên nhiều công nhân lao động không thể về thăm bố mẹ dịp này. Với họ, dù còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu thốn về vật chất nhưng họ luôn mong muốn được báo hiếu cha mẹ quanh năm, chứ không chỉ vào tháng Vu Lan.

Thương người Mẹ chưa bao giờ thật xa

kiều bích hậu |

Thời gian này, vào mỗi cuối ngày, trước khi đóng máy tính kết thúc công việc, tôi thường vào kênh của Đài tiếng nói Việt Nam, kênh VOV3 để nghe bài hát “Thăm Mẹ”, sáng tác của nhạc sĩ Quang Hiển, lời thơ Trần Tựu, qua giọng hát ca sĩ Hoàng Nga. Thật lạ bởi càng nghe, bài hát càng như dẫn dụ tôi vào chốn sâu lắng tình cảm, thương nhớ Mẹ thiết tha.

Dâng roi mây cho mẹ đánh và bài học về lòng hiếu thảo của vua Tự Đức

ts. Nguyễn Hữu Mạnh |

Người xưa có câu “Bách thiện hiếu vi tiên” (tất cả mọi lòng tốt đều bắt đầu từ lòng hiếu thảo), Lễ Vu Lan báo hiếu là dịp quan trọng để nhắc nhở mỗi người về lòng hiếu thuận và tình cảm với gia đình, tổ tiên. Trong lịch sử Việt Nam, vua Tự Đức là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo xưa nay hiếm.

Hoa Vu Lan

LĐCT |

Tháng 7 nguyệt lịch, trong văn hoá Á Đông, là tháng Tu học, tháng Công đức. Tu học về hiếu lễ; Công đức là hành thiện, cúng chúng sinh. Đặc biệt, Rằm tháng Bảy, vừa là lễ Vu Lan báo hiếu, cũng là ngày xá tội vong nhân (để người trần gian quan tâm cả vong hồn bơ vơ đói khổ). Vu Lan - một chính lễ quan trọng của Phật giáo, đã vượt giới hạn tôn giáo để thành tiêu chí xác lập nhân cách, phẩm giá của loài người từ cốt lõi đạo lý hiếu thảo.

Báo hiếu, bởi thế, không chỉ hạn hành xử đạo đức, mà là nhu cầu của con người biết sống và khát khao chân - thiện - mỹ.

Những năm gần đây, Vu Lan thành một đề tài nghệ thuật, được quan tâm đông đảo, nhất là thi ca. Và, đâu chỉ một ngày, một tháng, Vu Lan được coi là Mùa. Lòng biết ơn đấng sinh thành dưỡng dục, ông bà tổ tiên, là mạch cảm hứng mà trong đó, Mẹ là nhân vật trữ tình trung tâm. Không nhất thiết dùng bông hồng cài áo: đỏ là còn cha mẹ, trắng là mồ côi; dù song thân mất hay còn thì phận làm con, tự lòng biết nở bốn mùa những đoá thảo thơm hiếu hạnh.

Danh ngôn Anh có một câu sắc bén, xứng là chân lý mọi thời đại: "Người ta có thể mua tất cả, trừ cha mẹ".

Chúng ta không chọn và thay đổi được ai sinh ra mình và khởi đầu số phận; song chúng ta có thể làm sáng và sang cho người đem ta đến thế giới này, bằng dấu ấn đẹp của năm tháng sống.

Nhà thơ Vi Thuỳ Linh chọn và giới thiệu.

Hãy tranh thủ sống cạnh cha mẹ khi còn có thể!

Tuyền Từ |

Dù đời sống hiện nay đã có nhiều thay đổi, đạo hiếu cũng được nhìn nhận ở các khía cạnh khác nhau nhưng bản thân tôi vẫn mong muốn được ở cạnh cha mẹ nhiều nhất có thể. Và tôi tin bất kỳ đứa con nào sống xa nhà, cũng có suy nghĩ như vậy.

"Hãy sống với cha mẹ như thể ngày nào cũng là lễ Vu Lan"

PHƯƠNG LINH |

Lễ Vu Lan được xem là dịp lễ báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên, với chữ hiếu, không nên chỉ có một ngày Vu Lan, mà ngày nào cũng hay coi như là lễ Vu Lan.

3 hoạt động ý nghĩa nên làm trong Ngày Vu Lan báo hiếu

Tuấn Đạt |

Một số hoạt động ý nghĩa nên làm trong Ngày Vu Lan nhằm báo hiếu đến ông bà và cha mẹ.

Có nên báo hiếu bố mẹ dịp Tết bằng... dịch vụ?

Hoàng Xuyến |

Tùy vào quan điểm, mỗi người sẽ có những cách báo hiếu cha mẹ dịp Tết khác nhau, có người chọn dịch vụ, có người muốn tự tay chăm sóc bố mẹ.

Để lễ Vu lan báo hiếu được vẹn tròn trong mùa dịch COVID-19

Hải Minh |

Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) khuyến khích tổ chức đại lễ Vu lan trực tuyến, chuyển tâm thiện thành hành động thiết thực. Tuy nhiên, nhiều người dân và Phật tử lo lắng cho rằng Lễ Vu lan trực tuyến sẽ không vẹn lòng thành kính nếu không trực tiếp tới các chùa hành lễ.

Mùa Vu lan báo hiếu, các chùa cầu siêu cho nạn nhân tử vong vì COVID-19

Huân Cao |

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có công văn yêu cầu các chùa thiết lễ cầu siêu cho nạn nhân tử vong vì COVID-19 trong mùa Vu lan này.

Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão: Các cụ hạnh phúc, người ngoài lại thấy bất hạnh?

Thảo Anh |

Vì sao các cụ trong viện dưỡng lão thấy hạnh phúc, người ngoài nhìn vào lại thấy bất hạnh? Đó là nghịch lý sinh ra từ định kiến. Và chính những người làm truyền thông đang tiếp tục tạo ra một định kiến kế tiếp cho xã hội.

"Giam lỏng" bố mẹ ở nhà có hiếu hơn đưa vào viện dưỡng lão?

Thảo Anh |

Lối sống “tứ đại đồng đường” và định kiến đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là bất hiếu đang dần thay đổi nhưng rất chậm chạp. Các chuyên gia đặt câu hỏi tại sao không nhân nhiều người già cô đơn thành một cộng đồng dưỡng lão hạnh phúc?

Nhiều gia đình đợi "dài cổ" để đăng kí vào viện dưỡng lão

Thảo Anh - Linh Trang |

Theo nhiều nghiên cứu, nhu cầu đưa người cao tuổi vào viện dưỡng lão tại Việt Nam tăng cao, song "cung" đang không đủ "cầu".

"Đưa cha mẹ đến viện dưỡng lão là báo hiếu văn minh"

Linh Trang |

"Chính tôi đồng ý với quyết định đưa cha mẹ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hay người ta vẫn gọi là viện dưỡng lão của hai con. Tôi chưa bao giờ trách con tôi bất hiếu mà tôi nghĩ đây là cách báo hiếu văn minh", cụ bà Vương Thị Minh Huấn (78 tuổi, nguyên giảng viên Đại học Tổng hợp Hà Nội) chia sẻ.

Hàng nghìn người dầm mưa thành tâm dự lễ Vu lan chùa Phúc Khánh

Văn Thắng - Hà Phương |

Lễ Vu Lan là dịp để những người con thể hiện tấm lòng hiếu kính của mình, vậy nên tất cả mọi người đều kiên trì ở lại làm lễ dù trời mưa, không có chỗ đứng trong chùa.