Sốt xuất huyết gia tăng mạnh, làm gì để ổ dịch không bùng phát lây lan?

THANH NGA |

Sốt xuất huyết là bệnh sốt cấp tính do loại vi rút Dengue gây nên, bệnh được truyền qua việc bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Theo ghi nhận của Sở Y tế, trong những tuần gần đây dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh, cần có những biện pháp phòng tránh để ổ dịch sốt xuất huyết không lây lan.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính rằng, có ít nhất 400 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết mỗi năm trên thế giới. Người bị sốt xuất huyết sẽ có những biến chứng nguy hiểm như hạ tiểu cầu, cô đặc máu, nhức đầu nặng, chảy máu,… Chảy máu là một biến chứng nguy hiểm, người bệnh bị xuất huyết sẽ nhanh chóng tử vong.

Ở Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy 12 tỉnh, thành phố gồm Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh và TP.Hà Nội liên tục ghi nhận số mắc sốt xuất huyết hàng tuần.

Tại Hà Nội, 6 tháng đầu năm, toàn thành phố ghi nhận 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 28/30 quận, huyện; 198/579 xã, phường, thị trấn; số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2019. Đáng lo ngại, bệnh nhân có xu hướng gia tăng nhanh trong 3 tuần gần đây. Một số xã ghi nhận nhiều bệnh nhân và có ổ dịch có diễn biến phức tạp như: Tam Hiệp - Phúc Thọ (182 ca), Khánh Hà - Thường Tín (48 ca), Thanh Thùy - Thanh Oai (44 ca).

Sốt xuất huyết là bệnh không có thuốc đặc hiệu và vắc-xin để ngăn ngừa. Bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau. Vậy nên cần chủ động phòng chống để tránh dịch bệnh bùng phát, lây lan.

Loại bỏ nơi sinh sản và trú ẩn của muỗi

Muỗi cái đẻ trứng ở nơi có nước đọng như: Dụng cụ chứa nước của gia đình (chum, thau, vại, bể nước,...). Sau 3 ngày, trứng muỗi nở thành bọ gậy (lăng quăng), sau đó phát triển thành muỗi vằn. Muỗi vằn thường sống trong nhà, trú ẩm ở những nơi tối, ẩm thấp. Làm giảm hoặc phá bỏ các ổ nước là nơi muỗi đẻ, cải thiện môi trường thì mật độ muỗi sẽ giảm. Healine đã đưa ra một số giải pháp giúp bạn có thể phòng ngừa và diệt muỗi.

  • Tránh khu dân cư đông dân
  • Sử dụng thuốc chống muỗi trong nhà và ngoài trời
  • Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài
  • Sử dụng điều hòa thay vì mở cửa sổ
  • Hạn chế mở cửa sổ và cửa ra vào khi không cần thiết
  • Sử dụng màn chống muỗi khi đi ngủ

Nuôi một số sinh vật bắt muỗi

Trước đây, các hóa chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi, như bằng bình xịt hay đốt hương muỗi. Bây giờ, để tránh sử dụng các chất hóa học độc hại cho cơ thể người, người ta đã sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi và một số biện pháp sinh học khác để thay thế.

  • Bạn có thể nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy.
  • Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.
  • Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng, các ấu trùng chuồn chuồn trong nước sẽ ăn bọ gậy còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.
THANH NGA
TIN LIÊN QUAN

Sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát trên diện rộng

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, thời tiết hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nguy cơ số mắc tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Bệnh nhi sốt xuất huyết 7 tuổi hồi phục sau 18 ngày thở máy

MINH TRÍ |

Một bệnh nhi 7 tuổi ở Bình Định mắc sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo kèm viêm phổi, với diễn biến phức tạp... Sau hơn 1 tháng điều trị, bệnh nhân được cai máy thở và phục hồi tốt.

Sốt xuất huyết làm phức tạp thêm nỗ lực chống COVID-19 ở Indonesia

Lê Thanh Hà |

Giới chức Indonesia đang hết sức quan ngại về một cuộc khủng hoảng sức khỏe khác do dịch sốt xuất huyết, trong bối cảnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nước này.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát trên diện rộng

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, thời tiết hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển và gia tăng mật độ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nguy cơ số mắc tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Bệnh nhi sốt xuất huyết 7 tuổi hồi phục sau 18 ngày thở máy

MINH TRÍ |

Một bệnh nhi 7 tuổi ở Bình Định mắc sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo kèm viêm phổi, với diễn biến phức tạp... Sau hơn 1 tháng điều trị, bệnh nhân được cai máy thở và phục hồi tốt.

Sốt xuất huyết làm phức tạp thêm nỗ lực chống COVID-19 ở Indonesia

Lê Thanh Hà |

Giới chức Indonesia đang hết sức quan ngại về một cuộc khủng hoảng sức khỏe khác do dịch sốt xuất huyết, trong bối cảnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nước này.