Xử trí thế nào khi trẻ bị tác dụng phụ sau tiêm vaccine COVID-19?

TRẦN ĐÌNH BÌNH |

PGS. TS Trần Đình Bình, chuyên gia về Chống nhiễm khuẩn và Vi sinh y học tại Đại học Y Dược Huế (Đại học Huế) hướng dẫn cách xử trí khi trẻ bị tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Trẻ em tiêm vaccine COVID-19 có thể gặp tác dụng phụ nào không?

Hai loại vaccine phòng COVID-19 mà Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng cho trẻ em từ 5-11 tuổi đều an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng như tất cả các loại thuốc, tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể gặp các tác dụng phụ.

- Tại chỗ tiêm: có thể sưng, hoặc đỏ ở tại chỗ tiêm, triệu chứng này kéo dài 1-2 ngày sau tiêm và sẽ khỏi hoàn toàn.

- Tác dụng toàn thân: Trẻ có thể có cảm giác ớn lạnh, tiêu chảy, sốt hoặc vã mồ hôi. Đôi khi có thể đau đầu, đau cơ, buồn nôn hoặc cảm thấy nôn. Đây là những dấu hiệu thông thường cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng bảo vệ và hệ miễn dịch tạo đáp ứng miễn dịch. Các tác dụng phụ này thường sẽ biến mất sau 1-2 ngày.

- Tác dụng phụ hiếm gặp: Một số trẻ em có thể sẽ xuất hiện các hạch bạch huyết sưng và nhạy cảm đau (gọi là nổi hạch), thường ở vùng nách hoặc cổ. Đây là các hạch viêm phản ứng, các hạch sẽ hết đau và sưng trong một vài ngày.

Một tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp có thể có triệu chứng viêm cơ tim, đau ngực, khó thở, nhưng các triệu chứng này sẽ hết nhanh khi được chăm sóc và điều trị thích hợp, không để lại di chứng nào cả.

Theo hướng dẫn của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, để đảm bảo an toàn cho trẻ sau tiêm chủng, trẻ được theo dõi ngay tại cơ sở tiêm chủng 20-30 phút, sau đó trong ba ngày đầu sau khi tiêm, trẻ nhỏ cần có người hỗ trợ suốt 24/24 giờ, có thể học tập bình thường, cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống và dinh dưỡng tốt và tránh các hoạt động, vận động thể lực mạnh.

Một vài vấn đề xử trí có thể xảy ra sau tiêm chủng

Sau khi trẻ được tiêm vaccine COVID-19, trẻ sẽ được theo dõi trong vòng 20 đến 30 phút để đội ngũ y tế tại cơ sở tiêm chủng có thể can thiệp kịp thời với những trẻ bị dị ứng với vaccine được tiêm.

Phản ứng dị ứng được coi là nghiêm trọng nếu người đó cần được điều trị bằng Adrenalin hoặc phải đến bệnh viện. Các loại phản ứng này được gọi là sốc phản vệ và hầu hết luôn xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm vaccine.

Những trường hợp này trẻ sau khi được tiêm khoảng vài phút có thể sẽ bị khó thở, sưng mặt và cổ họng, tim đập nhanh, nổi ban nặng khắp cơ thể, hoặc chóng mặt và suy nhược. Nếu được xử trí kịp thời sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, những trẻ có biểu hiện dị ứng hay sốc do mũi tiêm thứ nhất sẽ không được tiêm mũi 2 nữa.

Cũng tương tự như người lớn, trẻ em từ 5-11 tuổi sau tiêm vaccine COVID-19 cũng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ tại chỗ hoặc toàn thân kéo dài từ 1 đến 2 ngày.

Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày mà không cần xử trí gì hoặc chỉ sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nhiều trẻ sau tiêm hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Trẻ em vẫn có nguy cơ mắc COVID-19 và sẽ là nguồn lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình và trong cộng đồng, nên việc triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi là cần thiết.

Trẻ em có thể tiêm các loại vaccine khác cùng ngày với vaccine phòng COVID-19, bao gồm cả vaccine phòng cúm và các vaccine thông thường khác.

Trẻ em đã mắc COVID-19 vẫn nên được tiêm phòng vaccine COVID-19 sau khi mắc bệnh 3 tháng. Với sự hướng dẫn cụ thể, kinh nghiệm tiêm chủng hơn 200 triệu liều vaccine COVID-19 cho người lớn trong thời gian qua, kinh nghiệm của thế giới về tiêm chủng COVID-19 cho trẻ em, phụ huynh hoàn toàn yên tâm để trẻ được tiêm chủng theo kế hoạch của Bộ Y tế.

TRẦN ĐÌNH BÌNH
TIN LIÊN QUAN

Trẻ mắc COVID-19 diễn biến nhẹ, không có nghĩa giai đoạn sau sẽ an toàn

Thùy Linh |

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ em khi mắc COVID-19, kể cả các vấn đề về hậu COVID-19 cũng nhẹ nhàng hơn người lớn, vì vậy họ đặt câu hỏi liệu có nhất thiết phải tiêm vaccine cho trẻ hay không.

Ép con học cũng là bạo lực: Ai gây áp lực cho học sinh?

Tường Vân |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị quy định rõ trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình việc cha mẹ ép con học quá nhiều là hành vi bạo lực gia đình. Nhưng ở chiều ngược lại, nhiều phụ huynh lại bày tỏ ngành giáo dục cũng cần thay đổi, đừng chạy theo thành tích, điểm số, gây áp lực cho cả phụ huynh và học sinh.

Trẻ em có nên tiêm vaccine COVID-19 không?

PHÚC ĐẠT THỰC HIỆN |

Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có nên tiêm vaccine COVID-19 hay không? Các loại vaccine COVID-19 cho trẻ em có an toàn và hiệu quả không? Để trả lời những thắc mắc trên, Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Đình Bình, chuyên gia về Chống nhiễm khuẩn và Vi sinh y học tại Đại học Y Dược Huế (Đại học Huế).

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Trẻ mắc COVID-19 diễn biến nhẹ, không có nghĩa giai đoạn sau sẽ an toàn

Thùy Linh |

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ em khi mắc COVID-19, kể cả các vấn đề về hậu COVID-19 cũng nhẹ nhàng hơn người lớn, vì vậy họ đặt câu hỏi liệu có nhất thiết phải tiêm vaccine cho trẻ hay không.

Ép con học cũng là bạo lực: Ai gây áp lực cho học sinh?

Tường Vân |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị quy định rõ trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình việc cha mẹ ép con học quá nhiều là hành vi bạo lực gia đình. Nhưng ở chiều ngược lại, nhiều phụ huynh lại bày tỏ ngành giáo dục cũng cần thay đổi, đừng chạy theo thành tích, điểm số, gây áp lực cho cả phụ huynh và học sinh.

Trẻ em có nên tiêm vaccine COVID-19 không?

PHÚC ĐẠT THỰC HIỆN |

Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có nên tiêm vaccine COVID-19 hay không? Các loại vaccine COVID-19 cho trẻ em có an toàn và hiệu quả không? Để trả lời những thắc mắc trên, Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Đình Bình, chuyên gia về Chống nhiễm khuẩn và Vi sinh y học tại Đại học Y Dược Huế (Đại học Huế).