Việt Nam chưa ghi nhận chủng virus cúm mới

Minh An |

Tại Việt Nam chưa ghi nhận chủng virus cúm mới cũng như chưa có sự đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người. Các chủng virus cúm được ghi nhận chủ yếu là virus cúm A(H1N1) và virus cúm B.

Hiện nay, thời tiết đang là mùa đông, nhất là đối với miền Bắc, khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm dễ dàng phát triển và lan truyền; cùng với ô nhiễm môi trường tăng cao điều kiện đi lại, giao thương ngày càng gia tăng giữa các khu vực, vùng miền và trên thế giới vì vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm. Dự báo trong thời gian tới, số mắc bệnh cúm có thể ghi nhận gia tăng trên toàn quốc, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, ghi nhận các trường hợp mắc quanh năm. Tại Việt Nam, năm 2019, số ca mắc cúm và tử vong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018, cụ thể như sau: 11 tháng năm 2019 ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp tử vong (giảm 10,4% số mắc và giảm 2 trường hợp tử vong so với cùng kỳ 11 tháng năm 2018). Tại các bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có gia tăng số trường hợp cúm nhập viện do người dân các tỉnh đến trực tiếp khám bệnh mà không qua các bệnh viện tuyến trước, mặc dù mắc bệnh ở mức độ nhẹ.

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

5. Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Minh An
TIN LIÊN QUAN

Dịch cúm bùng phát: Hàng trăm trẻ nhập viện vì mắc cúm

Thùy Linh |

Theo thống kê mới nhất từ Bệnh viện Nhi Trung ương, riêng tháng 11.2019, đã có gần 500 bệnh nhi phải nhập viện điều trị nội trú vì mắc cúm

Gia tăng số lượng học sinh phải nghỉ học vì mắc cúm

Bích Hà - Thùy Linh |

Những ngày qua, khi miền Bắc lạnh tăng cường, số lượng người  mắc cúm phải nhập viện tăng nhanh. Tại các trường học cũng xảy ra việc học sinh phải nghỉ học do mắc cúm.

Việt Nam nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng cúm gia cầm và bệnh dại

LH |

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang phối hợp với các nhà khoa học về vắc xin của Đại học Bristol (Anh) chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin thế hệ mới MultiBac, công nghệ sử dụng để sản xuất vắc xin phòng cúm (cúm A/H5N1) và bệnh dại.

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Dịch cúm bùng phát: Hàng trăm trẻ nhập viện vì mắc cúm

Thùy Linh |

Theo thống kê mới nhất từ Bệnh viện Nhi Trung ương, riêng tháng 11.2019, đã có gần 500 bệnh nhi phải nhập viện điều trị nội trú vì mắc cúm

Gia tăng số lượng học sinh phải nghỉ học vì mắc cúm

Bích Hà - Thùy Linh |

Những ngày qua, khi miền Bắc lạnh tăng cường, số lượng người  mắc cúm phải nhập viện tăng nhanh. Tại các trường học cũng xảy ra việc học sinh phải nghỉ học do mắc cúm.

Việt Nam nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng cúm gia cầm và bệnh dại

LH |

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế cho biết: Việt Nam đang phối hợp với các nhà khoa học về vắc xin của Đại học Bristol (Anh) chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin thế hệ mới MultiBac, công nghệ sử dụng để sản xuất vắc xin phòng cúm (cúm A/H5N1) và bệnh dại.